Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nếu không được quản lý đúng cách. Bệnh tiểu đường type 2 có thể phòng ngừa và hồi phục được nhờ việc thay đổi chế độ ăn và lối sống. Với kế hoạch ăn kiêng dành cho người tiểu đường, các chất bổ sung được gợi ý và tăng cường hoạt động thể chất, bệnh nhân có thể hồi phục sức khỏe và kiểm soát bệnh tiểu đường theo cách tự nhiên.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh liên quan đến lượng đường huyết tăng cao. Những người bị bệnh tiểu đường không phản ứng với insulin đúng cách, gây ra lượng đường huyết cao và các triệu chứng tiểu đường.
Điều quan trọng cần lưu ý là có sự khác biệt giữa bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Dưới đây là lời giải thích về hai type bệnh tiểu đường và nguyên nhân gây ra những tình trạng này:
Bệnh tiểu đường type 1
Bệnh tiểu đường type 1 thường được gọi là “bệnh tiểu đường vị thành niên” vì nó có xu hướng phát triển ở độ tuổi trẻ hơn, thường là trước 20 tuổi. Bệnh tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn dịch trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy.
Các tế bào tuyến tụy bị tổn thương dẫn đến giảm khả năng hoặc hoàn toàn không có khả năng tạo ra insulin. Một số nguyên nhân phổ biến kích hoạt phản ứng tự miễn dịch này có thể bao gồm virus, sinh vật biến đổi gen, kim loại nặng hoặc thực phẩm như lúa mì, sữa bò, đậu nành. Lý do thực phẩm này có liên quan đến bệnh tiểu đường là vì chúng chứa protein gluten và A1 casein. Những protein này có thể gây rò rỉ ruột, từ đó gây ra tình trạng viêm hệ thống khắp cơ thể và theo thời gian có thể dẫn đến bệnh tự miễn dịch.
Bệnh tiểu đường type 1 hiếm khi được đảo ngược, nhưng với những thay đổi chế độ ăn uống phù hợp có thể thấy những cải thiện lớn về lượng đường huyết và có thể giảm sự phụ thuộc vào insulin và thuốc.
Bệnh tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường type 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, và không giống như bệnh tiểu đường type 1, bệnh thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là những người thừa cân. Bệnh tiểu đường type 2 là do kháng insulin, có nghĩa là hormone insulin vẫn được tiết ra, nhưng bệnh nhân không phản ứng với nó một cách thích hợp. Bệnh tiểu đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa do lượng đường huyết cao. Cơ thể có thể duy trì trong một khoảng thời gian bằng cách sản xuất nhiều insulin hơn, nhưng theo thời gian, các vị trí tiếp nhận insulin sẽ bị cạn kiệt. Nếu không kiê soát tốt, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi hệ thống trong cơ thể, ảnh hưởng đến năng lượng, tiêu hóa, cân nặng, giấc ngủ, thị lực của bệnh nhân và hơn thế nữa.
Có nhiều nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh tiểu đường type 2 và bệnh thường phát triển do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm:
- Có một chế độ ăn uống không lành mạnh;
- Thừa cân, béo phì;
- Có mức độ viêm cao;
- Sống một lối sống tĩnh tại;
- Gặp nhiều căng thẳng;
- Có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường;
- Bị bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh tim;
- Có tình trạng nội tiết tố (cường giáp, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc hội chứng Cushing)
- Tiếp xúc với chất độc, virus hoặc hóa chất có hại;
- Dùng một số loại thuốc (như những loại thuốc làm gián đoạn sản xuất insulin).
Tuy nhiên, có nhiều cách để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.
Kế hoạch 5 bước để kiểm soát bệnh tiểu đường
Bước 1: Loại bỏ một số thực phẩm không tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Một số loại thực phẩm ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường huyết của bệnh nhân, gây viêm và kích hoạt các phản ứng miễn dịch. Để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên, bước đầu tiên là loại bỏ những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống của bệnh nhân:
Đường tinh luyện: Đường tinh luyện làm tăng nhanh đường huyết, soda, nước hoa quả và đồ uống có đường khác là thủ phạm tồi tệ nhất. Những dạng đường này đi vào máu nhanh chóng và làm tăng đường huyết. Mặc dù các chất làm ngọt tự nhiên như mật ong thô và siro lá phong là những lựa chọn tốt hơn, nhưng chúng vẫn có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết, vì vậy chỉ nên sử dụng những thực phẩm này vào những dịp cần thiết. Lựa chọn tốt nhất của bệnh nhân là chuyển sang cỏ ngọt stevia, một chất làm ngọt tự nhiên sẽ không có nhiều tác động.
Ngũ cốc: Đặc biệt là ngũ cốc chứa gluten như lúa mì, chứa một lượng lớn carbohydrate được phân hủy thành đường chỉ trong vòng vài phút sau khi tiêu thụ. Gluten có thể gây viêm ruột, ảnh hưởng đến các hormone như cortisol và leptin, và có thể dẫn đến tăng đột biến lượng đường huyết. Bệnh nhân nên loại bỏ tất cả các loại ngũ cốc khỏi chế độ ăn uống trong 90 ngày khi cơ thể bệnh nhân thích nghi với chương trình chữa bệnh tự nhiên này. Sau đó, bệnh nhân có thể thử đưa các loại ngũ cốc nguyên hạt nảy mầm trở lại chế độ ăn uống của mình với một lượng nhỏ.
Sữa bò thông thường: Nên loại bỏ sữa bò thông thường và các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1. Sữa có thể là một thực phẩm tuyệt vời để cân bằng lượng đường huyết nếu nó được lấy từ dê, cừu hoặc sữa bò A2. Tránh xa tất cả các dạng sữa khác vì casein A1 do bò thông thường sản xuất sẽ gây hại cho cơ thể và kích hoạt phản ứng miễn dịch tương tự như gluten. Khi mua sữa, chỉ nên mua các sản phẩm sữa hữu cơ từ các động vật được chăn nuôi trên đồng cỏ.
Rượu: Rượu có thể làm tăng lượng đường huyết một cách nguy hiểm và dẫn đến nhiễm độc gan. Nghiên cứu được công bố trên Annals of Internal Medicine cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tăng 43% liên quan đến việc uống nhiều rượu, được định nghĩa là 3 ly trở lên mỗi ngày. Bia và rượu ngọt đặc biệt có hàm lượng carbohydrate cao vậy nên cũng cần tránh.
Thực phẩm biến đổi gene (GMO): Ngô, đậu nành và hạt cải GMO có liên quan đến bệnh thận, gan và có thể thúc đẩy bệnh tiểu đường. Cần loại bỏ tất cả thực phẩm GMO và tất cả thực phẩm đóng gói khỏi chế độ ăn uống của bệnh nhân. Nên chọn các sản phẩm được dán nhãn hữu cơ hoặc không có GMO.
Dầu ăn hydro hóa: Loại bỏ các loại dầu đã bị hydro hóa, ôi thiu khỏi chế độ ăn uống của bệnh nhân. Bởi vì những loại dầu này được xử lý, xử lý ở nhiệt độ rất cao, và kết hợp với chất tẩy trắng và thuốc nhuộm nhân tạo, những chất này có liên quan đến nhiều mối quan tâm về sức khỏe, trong đó có cả bệnh tiểu đường.
Bước 2: Kết hợp những thực phẩm có lợi đối với bệnh nhân tiểu đường
Để đảo ngược hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2, hãy thêm các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống:
Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose, điều chỉnh đường huyết của bệnh nhân và hỗ trợ giải độc. Bệnh nhân nên ăn ít nhất 30g chất xơ mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu chất xơ là các loại rau, quả bơ, quả mọng, các loại hạt, đặc biệt là hạt chia và hạt lanh.
Thực phẩm giàu crom: Crom là một chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate và lipid bình thường. Thực phẩm giàu crom có thể cải thiện yếu tố dung nạp glucose trong cơ thể và cân bằng lượng glucose huyết một cách tự nhiên. Nó đóng một vai trò trong con đường insulin, giúp đưa glucose vào tế bào của chúng ta để nó có thể được sử dụng cho năng lượng cơ thể. Bông cải xanh có lượng crom cao nhất và cũng có thể tìm thấy nó trong đậu xanh, men bia và thịt bò.
Thực phẩm giàu magie: Magie có thể giúp điều chỉnh đường huyết vì nó đóng một vai trò trong quá trình chuyển hóa glucose. Nghiên cứu cho thấy rằng bệnh tiểu đường thường liên quan đến sự thiếu hụt magie. Ăn các loại thực phẩm giàu magie như rau bina, cải thìa, hạt bí ngô, hạnh nhân, sữa chua và đậu đen, có thể cải thiện các triệu chứng bệnh tiểu đường type 2.
Chất béo lành mạnh: Các axit béo chuỗi trung bình có trong dừa và dầu cọ có thể giúp cân bằng đường huyết và chúng đóng vai trò là nguồn nhiên liệu ưa thích cho cơ thể hơn là đường. Sử dụng nước cốt dừa cũng có thể giúp cân bằng lượng đường huyết của bệnh nhân. Một số nghiên cứu thực sự cho thấy rằng chế độ ăn keto có thể là một cách tiếp cận mới để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.
Protein sạch: Ăn thực phẩm protein có ảnh hưởng tối thiểu đến lượng đường huyết của cơ thể và nó có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường. Một số nguồn cung cấp protein sạch tốt nhất bao gồm cá đánh bắt tự nhiên có chứa chất béo omega-3 giúp giảm viêm, thịt bò ăn cỏ, thịt gà hữu cơ, đậu lăng, trứng và nước hầm xương.
Thực phẩm có lượng đường huyết (GI) thấp: Chỉ số đường huyết của thực phẩm cho bệnh nhân biết về khả năng tăng đường huyết của thực phẩm. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao được chuyển hóa thành đường sau khi ăn nhanh hơn so với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hãy ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như rau, trái cây và quả mọng, quả hạch, hạt, quả bơ, dừa, thịt hữu cơ, trứng, cá đánh bắt tự nhiên.
Một lợi ích của những thực phẩm này là giúp giảm cân, đây là một yếu tố chính trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Bước 3: Dùng các chất bổ sung tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Chromium Picolinate: Uống 200 microgam crom picolinate 3 lần mỗi ngày trong bữa ăn có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Một đánh giá được công bố trên Tạp chí Diabetes Technology and Therapeutics đã đánh giá 13 nghiên cứu báo cáo sự cải thiện đáng kể trong việc kiểm soát đường huyết và giảm đáng kể tình trạng tăng đường huyết và tăng insulin huyết sau khi bệnh nhân sử dụng bổ sung chromium picolinate. Các kết quả tích cực khác từ việc bổ sung chromium picolinate bao gồm giảm mức cholesterol và triglycerid và giảm nhu cầu dùng thuốc hạ đường huyết.
Quế: Quế có khả năng làm giảm đường huyết và cải thiện độ nhạy với insulin. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Khoa học Y tế Western ở Pomona, California cho thấy rằng việc tiêu thụ quế có liên quan đến việc giảm đáng kể mức độ glucose trong huyết tương, mức LDL-cho và triglycerid. Sử dụng quế cũng giúp tăng mức HDL-cho. Để tận dụng nhiều lợi ích sức khỏe của quế, hãy thêm bột quế (2 – 4g) vào thức ăn, sinh tố hoặc trà. Bệnh nhân cũng có thể kết hợp 3 giọt tinh dầu quế với nửa thìa cà phê dầu dừa và xoa bóp vào cổ tay và bụng.
Dầu cá: Uống bổ sung dầu cá có thể giúp cải thiện các dấu hiệu của bệnh tiểu đường bằng cách giảm mức triglyceridvà tăng mức HDL-cho. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Y tế cho thấy axit béo omega-3 có trong dầu cá cần thiết cho chức năng của insulin, ngăn ngừa tình trạng không dung nạp insulin và giảm viêm. Để sử dụng dầu cá như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh tiểu đường, hãy dùng 1.000 mg mỗi ngày.
Axit Alpha Lipoic (ALA): Axit alpha lipoic là một chất chống oxy hóa, giúp biến glucose thành nhiên liệu cho cơ thể. Nó có hiệu quả cải thiện độ nhạy insulin và giảm các triệu chứng của bệnh thần kinh do tiểu đường. Mặc dù cơ thể chúng ta tạo ra ALA và nó có thể được tìm thấy trong một số nguồn thực phẩm như bông cải xanh, rau bina và cà chua, nhưng việc bổ sung ALA sẽ làm tăng tuần hoàn trong cơ thể, phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
Chiết xuất mướp đắng: Mướp đắng giúp giảm lượng đường huyết và điều chỉnh việc sử dụng insulin của cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất mướp đắng có thể giúp giảm và kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường, bao gồm kháng insulin, biến chứng tim, tổn thương thận, tổn thương mạch máu, rối loạn mắt và bất thường hormone.
Bước 4: Thực hiện phương pháp và kế hoạch ăn uống khoa học để kiểm soát bệnh tiểu đường
Thực hiện kéo dài thời gian ăn cho 1 bữa ăn khoảng từ 45 – 60 phút, nhai kỹ, nuốt chậm để nước bọt sẽ kích thích tuyến tuỵ tiết ra insulin.
Nếu bệnh nhân muốn cân bằng lượng đường huyết và nhanh chóng thấy được kết quả, thì hãy tuân thủ kế hoạch ăn uống dành cho bệnh tiểu đường càng chặt chẽ càng tốt. Tập trung bổ sung nhiều protein sạch, chất béo lành mạnh và chất xơ vào mỗi bữa ăn, điều này có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
Ban đầu, nó có vẻ là một sự thay đổi lớn về phương pháp và chế độ ăn uống của bệnh nhân, nhưng sau một thời gian, bệnh nhân sẽ bắt đầu nhận thấy những tác động tích cực mà những phương pháp này mang lại.
Bước 5: Tập thể dục để cân bằng đường huyết
Tập thể dục làm giảm bệnh mãn tính và có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường huyết và có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường type 2, đồng thời ảnh hưởng tích cực đến huyết áp, sức khỏe tim mạch, mức cholesterol và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tập thể dục hỗ trợ một cách tự nhiên sự trao đổi chất của bệnh nhân bằng cách đốt cháy chất béo và xây dựng cơ bắp. Để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường, tập thể dục cần trở thành một phần trong thói quen hàng ngày. Các hình thức hoạt động thể chất đơn giản như ra ngoài và đi bộ từ 20 đến 30 phút mỗi ngày, đặc biệt là sau bữa ăn. Tập yoga hoặc dưỡng sinh tại nhà hoặc câu lạc bộ là một lựa chọn tuyệt vời.
Ngoài các bài tập đi bộ và giãn cơ, bệnh nhân có thể thử tập luyện tim mạch ngắt quãng, như tập liên tục hoặc tập tạ từ 20 đến 40 phút mỗi tuần. Tập luyện liên tục có thể giúp bệnh nhân đốt cháy lượng mỡ trong cơ thể gấp ba lần so với tập cardio truyền thống và có thể làm tăng độ nhạy insulin một cách tự nhiên.
Tập luyện sức mạnh bằng cách sử dụng tạ tự do hoặc máy móc cũng được khuyến khích vì nó giúp bệnh nhân xây dựng và duy trì cơ bắp, hỗ trợ cân bằng lượng đường huyết và chuyển hóa đường.
TS. Lương y Phùng Tuấn Giang
Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển y dược cổ truyền Việt Nam
Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường