Axit uric tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây hại cho sức khoẻ, thậm chí gây ra bệnh gút. Dưới đây là 4 bộ phận của cơ thể dễ tổn thương do axit uric cao.
Tim
Axit uric không dễ hòa tan, do vậy, khi bám vào thành động mạch vành sẽ liên tục lắng đọng và gây tắc nghẽn. Điều này có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như cơ tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim…
Thận
Người bị tăng axit uric máu kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận, gây ra suy thận, urê huyết và các bệnh khác.
Mạch máu
Khi hàm lượng axit uric trong máu tăng, cặn lắng của nó sẽ xuất hiện trên thành mạch máu, có thể gây tổn thương nội mô mạch máu hoặc nguy cơ hình thành cục máu đông.
Não
Nhiều nghiên cứu cho rằng, tăng axit uric máu là nguyên nhân dẫn tới các bệnh về não như đột quỵ, mạch máu não nhỏ…
Người có axit uric cao cần hình thành thói quen sinh hoạt tốt, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, ăn uống hợp lí. Các chuyên gia khuyến cáo, để ổn định axit uric, chúng ta nên luyện tập đề đặn, như chạy bộ, bơi lội, yoga… Bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì cần tập thể dục phù hợp và tuân thủ chế độ ăn ít carbohydrate.
Chế độ ăn uống không hợp lí có thể khiến axit uric tăng cao. Nên ăn uống điều độ, kết hợp giữa thịt và rau, tỉ lệ dinh dưỡng cân bằng.
Đồng thời, người có lượng axit uric cao nên uống hơn 2.000ml nước/ngày, không nên để khát mới uống. Nồng độ nước tiểu cao ở trạng thái mất nước rất bất lợi cho việc đào thải axit uric.
Theo Aboluowang