Bệnh béo phì đang có xu hướng ngày càng gia tăng tại Việt Nam và trở thành một trong những thách thức lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Chúng ta cần làm gì để phòng ngừa, điều trị và quản lý bệnh đúng cách? Cùng tìm hiểu chủ đề này qua chia sẻ của chuyên gia PGS.TS. Trần Thị Thanh Hóa, nguyên Phó Giám đốc, Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Nếu như trước đây, béo phì chỉ được xem là vấn đề đơn thuần về lối sống hay thẩm mỹ, thì hiện nay, nhiều tổ chức y tế Thế giới đã cho rằng béo phì xếp vào danh sách các bệnh lý mạn tính và có nguy cơ tái phát, tiến triển và cũng nhấn mạnh rằng đó là sự cần thiết phải hành động ngay lập tức để có thể ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch toàn cầu này. Béo phì có tác động bất lợi lên tất cả các vấn đề về sức khỏe của chúng ta, làm giảm thời gian sống, gây ra những bệnh lý mạn tính không lây như: đái tháo đường, tim mạch, ngưng thở khi ngủ, thoái hóa khớp, làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội.
Béo phì là gì?
Béo phì là do các vấn đề về lối sống, nếu như chúng ta ăn quá nhiều về chất đạm, đường, mỡ hoặc tinh bột không lý thì sẽ dẫn đến béo phì. Hoặc những người lười vận động, ít luyện tập, suốt ngày nằm ngủ cũng gây ra béo phì, đặc biệt là những tình trạng căng thẳng như những người làm văn phòng, máy tính, ngồi nhiều, không di chuyển. Hay một số phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh gây ra mất ngủ khiến tăng cân. Tăng cân này là do 2 hocmore nội tiết estrogen và progesterone giảm dần theo tuổi cho nên cũng làm cho họ phì dáng ra.
Thực tế, béo phì phức tạp hơn mọi người vẫn nghĩ, béo phì sẽ làm cho vòng bụng rất to, vòng eo lớn, vòng hông cũng to, tùy thuộc vào là giới tính nam hay nữ, thuốc sử dụng, lối sống, môi trường, yếu tố di truyền, bệnh lý nội tiết.
Về bệnh béo phì, trong suốt một thời gian dài, chúng ta đã thất bại trong vấn đề quản lý bệnh béo phì và đã chứng kiến những hiểu lầm về bệnh, sự rời rạc, thiếu đầu tư trong quản lý và vấn đề ký thị béo phì cũng như là những người đang sống chung với nó. Dự kiến đến năm 2030, có khoảng 1 tỷ người mắc bệnh béo phì trên toàn cầu và sẽ tăng gấp 2 lần con số này ở những nước có thu nhập trung bình hoặc thấp, trong đó có 1/5 là nữ giới, 1/7 là nam giới, số trẻ em chiếm tới 13% ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Như vậy chúng ta phải thay đổi và có hành động ngay đối với bệnh béo phì. WHO và nhiều hiệp hội y tế quốc gia đã công nhận béo phì là một bệnh do ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng. WHO ghi nhận năm 1948, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ ghi nhận năm 2013, Hiệp hội Y khoa châu Âu ghi nhận năm 2016, Liên đoàn Béo phì thế giới ghi nhận năm 2017, Hội Béo phì châu Âu ghi nhận năm 2020, Bộ Y tế Việt Nam ghi nhận năm 2022.
Nói về vấn đề này, Liên đoàn Béo phí thế giới đã nhận định béo phì là một bệnh mãn tính, tái phát, tiến triển và nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động ngay lập tức để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh toàn cầu này”. Hiệp hội Y khoa châu Âu cho rằng béo phì được coi là một tình trạng lâm sàng mạn tính và là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền, trao đổi chất, môi trường và hành vi, đồng thời có liên quan đến sự gia tăng cả tỉ lệ mắc bệnh và tử vong.
Việt Nam nằm trong khối Đông Nam Á, khu vực này với tỉ lệ tăng trưởng béo phì lến đến 40% trong 23 năm. Từ năm 1990 đến năm 2013, tỉ lệ người trưởng thành mắc bệnh béo phì ở Đông Nam Á là 40%. Ước tính có khoảng 52,4 triệu người lớn mắc bệnh béo phì vào năm 2030, như vậy có đến 21 triệu trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh béo phì vào năm 2030.
Tỉ lệ béo phì ở Việt Nam gia tăng nhanh nhất trong khu vực, năm 2000 tỉ lệ là 9,2%, năm 2005 tỉ lệ là 11,3%, năm 2010 tỉ lệ là 14%, năm 2015 tỉ lệ là 17,5%, năm 2020 tỉ lệ là 21,5%. Trong khi đó, mục tiêu chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 – 2023, tầm nhìn 2045 là giảm con số này xuống dưới 20%. Như vậy người trưởng thành từ 19 – 64 tuổi béo phì ở dưới mức 20% vào năm 2025 và duy trì ở mức độ này cho đến năm 2030.
Xếp hạng của Việt Nam thấp so với thế giới: Xếp hạng mức độ sẵn sàng đối phó với béo phì toàn cầu là 108/183 -> tỉ lệ thấp; Tỉ lệ tăng người béo phì hàng năm 2010 – 2030 là 4,5% -> tỉ lệ rất cao; Tỉ lệ tăng trẻ em béo phì hàng năm 2010 – 2030 là 11,9% -> tỉ lệ rất cao; Tỉ lệ tử vong sớm do béo phì chiếm 41,5% tổng bệnh lý không lây nhiễm -> tỉ lệ trung bình. Chúng ta cần hành động ngay để giảm cân nặng, tỉ lệ béo phì càng gia tăng thì nguy cơ tử vong càng cao.
Bộ Y tế đã công bố kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019 – 2020 với tỉ lệ thừa cân béo phì cả nước năm 2010 chiếm 8,5%, năm 2020 tăng lên 19%. Tỉ lệ thừa cân béo phì theo khu vực là: Thành thị chiếm 26,8%; Nông thôn chiếm 18,3%; Miền núi chiếm 6,9%.
Tỉ lệ người béo phì ở Việt Nam đang tăng rất nhanh: Tỉ lệ người thừa cân tại Việt Nam tuổi từ 25 – 64 cụ thể: Năm 2005 là 6,6%; Năm 2015 là 15,6%; Năm 2017 là 17,8%;… Từ năm 1990 đến năm 2019, nguy cơ tử vong tương đối liên quan béo phì tăng lên 5 lần.
Định nghĩa và phân loại béo phì
Các dạng béo phì gồm: Béo phì hỗn hợp; Các trường hợp quá béo phì; Mỡ phân bổ không đồng đều… Béo phì chưa được chẩn đoán và điều trị đầy đủ. Với 100% người bị béo phì thì số người được chẩn đoán chỉ dưới 40%, trong đó số người điều trị chỉ dưới 20%.
Béo phì là một bệnh lý rất phức tạp, đa yếu tố bệnh lý, năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu thụ cần phải cân bằng. Ăn vào cần lao động, làm việc để đốt cháy năng lượng, nhưng với cơ chế ở não, đặc biệt đối với những người béo có mô mỡ kích thích não làm cho cảm giác thèm ăn. Có rất nhiều yếu tố tác động đến béo phì.
Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị nhưng nhiều bệnh nhân thấy giảm cân được rồi thì không kiên trì, tiếp tục ăn uống và khiến tình trạng tăng cân trở lại. Béo phì là yếu tố nguy cơ của rất nhiều bệnh như: Đột quỵ, đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn mỡ máu, bệnh túi mật, viêm khớp thoái hóa khớp, ngưng thở khi ngủ, hội trứng buồng trứng đa nang, gan nhiễm mỡ, thậm chí cả ung thư.
Béo phì đứng hàng thứ 5 trên thế giới là nguyên nhân gây tử vong sớm. Béo phì ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe. Giảm cân có thể cải thiện các bệnh đi kèm liên quan đến bệnh béo phì (lợi ích của việc giảm từ 5-10% cân nặng) như:
– Giảm từ 3-10% cân nặng giảm nguy cơ đái tháo đường tuýp 2;
– Giảm từ 5-10% cân nặng giảm nguy cơ viêm khớp;
– Giảm từ 5-10% cân nặng giảm nguy cơ bệnh tim mạch;
– Giảm từ 3-15% cân nặng cải thiện tình trạng Lipid máu;
– Giảm 10% cân nặng giảm gan nhiễm mỡ không do rượu, bia;
– Giảm 5-15% cân nặng cải thiện tình trạng huyết áp cao;
– Giảm 10% cân nặng cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ
– Giảm 5-15% cân nặng giảm tình trạng hội chứng buồng trứng đa nang;
Tóm lại: Giảm cân giúp cho chúng ta cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Tác động của việc giảm cân đến chất lượng cuộc sống như:
– Những cải thiện về chức năng thể chất có thể chuyển thành khả năng vận động được cải thiện nói chung trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày;
– Dễ dàng hơn trong việc mặc quần áo và cởi quần áo;
– Ít đau hoặc cứng khớp;
– Ít lo lắng về sức khỏe hơn.
Cách điều trị bệnh béo phì
Hiện nay, béo phì có nhiều cách thức để điều trị. Có nhiều người hiểu chưa đúng về vấn đề điều trị béo phì, nhiều người mua thuốc giảm cân để điều trị béo phì ở trên mạng bởi những lời quảng cáo “có cánh” không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có kiểm định chất lượng, chưa được Bộ Y tế cấp phép dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như nôn, tiêu chảy, ngộ độc, nguy cơ suy thận cấp, suy gan cấp, thậm chí là tử vong.
Khuyến cáo mọi người không nên sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng để giảm cân không rõ nguồn gốc xuất xứ không có kiểm định chất lượng, chưa được Bộ Y tế cấp phép để không tổn thất về mặt sức khỏe lẫn tinh thần.
Những phương pháo điều trị cho người thừa cân, béo phì:
– Chế độ ăn uống lành mạnh;
– Tập thể dục;
– Can thiệp điều trị tâm lý;
– Dùng thuốc;
– Các thủ thuật nội soi;
– Phẫu thuật giảm cân.
Khám béo phì ở đâu?
Chúng ta có thể tư vấn và khám béo phì ở: Các bệnh viện có chuyên khoa nội tiết hoặc điều trị béo phì; Trung tâm Dinh dương, Viện Dinh dưỡng,…
Kết luận:
– Béo phì là bệnh lý mạn tính, phức tạp và đa yếu tố. Tỉ lệ thừa cân, béo phì đang gia tăng trên Việt Nam và toàn thế giới.
– BMI tăng liên quan với tăng nguy cơ các bệnh tim mạch chuyển hóa như: Tăng huyết áp, đường huyết và nồng độ Lipid huyết.
– Giảm cân giúp giảm các biến chứng của béo phì như: Kiểm soát đường huyết, ngăn chặn tiến triển của đái tháo đường, giảm tần suất bệnh lý tim mạch.
– Điều trị can thiệp lối sống nên theo dõi và đánh giá hiệu quả, nếu trên 3 tháng mà không giảm được 5% cân nặng, nên phối hợp điều trị với thuốc.
Nguyễn Trang