Hoại tử chỏm xương đùi là tình trạng xảy ra do thiếu máu nuôi dưỡng, dần hoại tử xương và sụn. Ban đầu vùng chỏm xương thưa dần, hình thành những nang xương, lâu dần sẽ gây gãy xương dưới sụn, xẹp chỏm xương đùi, mất chức năng khớp háng. Người bệnh nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể đối mặt với nguy cơ tàn phế rất cao.
Các giai đoạn hoại tử chỏm xương đùi
Năm 1993 phân loại ARCO (Association Reseach Circulation Osseous ) gồm 6 giai đoạn.
1. Độ 0: Người có yếu tố nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi không chẩn đoán được trên X quang qui ước, chụp cắt lớp vi tính (CT), Cộng hưởng từ (MRI). Giai đoạn này tổn thương nhỏ chỉ phát hiện được trên giải phẫu bệnh lí.
2. Độ I: Hư hại mạch máu xãy ra, X quang qui ước chưa phát hiện bất thường nhưng CT, MRI phát hiện được bất thường, đau âm ỉ không liên tục ở vùng háng bị tổn thương.
3. Độ II: X quang qui ước cho thấy rõ được vùng thấu quang và vùng xơ cứng mô tả sự tái tạo của quá trình nhồi máu, xạ hình xương, CT, MRI cho phép chẩn đoán (+). Giai đoạn này tương ứng với quá trình tiêu xương và nhồi máu xương. Bệnh nhân giảm đau khi nghỉ ngơi.
4. Độ III: ở giai đoạn này biểu hiện nổi bật là sự gãy xương ở dưới mặt sụn, biểu hiện là hình ảnh thấu quang hình trăng lưỡi liềm xuất hiện dưới mặt sụn, chỏm xương đùi vẫn còn nguyên vẹn không bị bẹp. Hình ảnh trăng lưỡi liềm này là dấu hiệu của xẹp xương xốp dưới mặt sụn, mặt sụn vẫn còn nguyên vẹn. Ở giai đoạn này còn được chia ra làm 3 mức độ: A ( nhẹ: tổn thương phía trên < 15% chỏm; B ( trung bình tổn thương ở giữa chỏm: 15 – 30%); C ( nặng: > 30%)
5. Độ IV: mặt sụn bị xẹp vì sự nâng đỡ dưới sụn yếu đi. Đôi khi sự bẹp của chỏm xương đùi là quá nhỏ để phát hiện trên X quang qui ước thẳng – nghiêng, tuy nhiên CT, MRI thì thấy rõ. Ở giai đoạn này ổ cối vẫn còn nguyên vặn. Mức độ xẹp của thân xương chia làm 3 mức độ: A độ lõm <2mm); B ( độ lõm 2 – 4mm); C (nặng độ lõm >4mm). Bệnh nhân có dáng đi khập khiễng và đau tăng lên.
6. Độ V: ổ cối bị biến dạng bởi sự kích thích của không hợp nhau với chỏm xương đùi, điều đó được thể hiện là khe khớp hẹp lại và có sự xơ cứng ở cả ổ cối và chỏm xương đùi. Ở phần rìa có các chồi xương do biến dạng của chỏm xương đùi làm cho bệnh nhân phải chịu đựng đau kéo dài.
7. Độ VI: giống như 1 viêm xương khớp tiến triển, dính khớp, chỏm xương đùi vỡ, mặt sụn khớp mất.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số nguyên nhân phổ biến gây hoại tử chỏm xương đùi như:
Chấn thương: Các chấn thương như trật khớp, gãy cổ xương đùi… có thể ảnh hưởng tới việc cung cấp máu tới xương, dẫn tới hoại tử xương. Hoại tử xương thường xuất hiện sau chấn thương khoảng 2 năm.Dùng corticosteroid mạn tính: Việc dùng corticosteroid lâu dài bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch làm tăng nguy cơ hoại tử xương ở người bệnh.Lạm dụng rượu bia: Thói quen xấu này có thể rối loạn chuyển hóa chất béo tích tụ trong mạch máu, làm giảm lưu lượng máu tới xương.Cục máu đông, viêm và tổn thương động mạch đều có thể ngăn chặn lưu lượng máu tới xương.Đau nhức khớp háng: Đây là triệu chứng chính, xuất hiện đầu tiên. Cơn đau xuất hiện ở mặt trong vùng bẹn lan xuống mặt trong đùi. Một số trường hợp có thể bị đau vùng mông.
Cơn đau xuất hiện ở một hay cả hai bên khớp háng. Cơn đau trở nên nghiêm trọng khi vận động, đứng lâu và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.Hạn chế tầm vận động khớp háng: Cơn đau có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động khớp háng như xoay trong, xoay ngoài, dạng hoặc khép. Đặc biệt, người hoại tử chỏm xương đùi rất khó ngồi xổm, gần như không thể thực hiện tư thế này.Vào giai đoạn cuối khi có tổn thương khớp, cơn đau tăng dữ dội, hạn chế phần lớn những hoạt động khớp háng, gồm cả các động tác gập, duỗi.Tuổi tác: Bệnh có xu hướng gia tăng theo tuổi.Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn một phần do uống nhiều rượu hơn.Một số bệnh lý: Các bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid… khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ hoại tử xương rất cao.Hoại tử chỏm xương đùi là biến chứng nguy hiểm với những bệnh lý xương đùi gồm cả chấn thương và không do chấn thương. Do đó, dù phát hiện sớm và điều trị nội khoa hoặc vật lý trị liệu cũng không tác động được nhiều. Vì khi đó những tế bào xương và sụn ở xương đùi đã bị hoại tử do không được cung cấp máu nuôi.Ở giai đoạn cuối của hoại tử chỏm xương đùi, người bệnh đã bị thoái hoá khớp thứ phát không đáp ứng thuốc, lún sụp đầu xương đùi và tàn phế. Việc phát hiện bệnh sớm và có biện pháp can thiệp ngoại khoa (thay khớp háng) sẽ ngăn ngừa nguy cơ tàn phế cho người bệnh.
Điều trị hoại tử chỏm xương đùi
Điều trị nội khoa đối với hoại tử chỏm xương đùi bao gồm sử dụng thuốc, dùng thuốc (bisphosphonates). Có thể dùng thuốc uống hàng tuần hay uống 1 tháng/ lần, trong trường hợp có loãng xương có thể truyền thuốc mỗi năm 1 lần, vật lý trị liệu (trường điện từ, sóng âm), tiêm yếu tố collagen Những phương pháp này có thể giúp giảm đau, làm chậm tiến triển bệnh.Điều trị phẫu thuật gồm:Khoan giải ép chỏm xương đùi: Bác sĩ sẽ lấy một phần lõi của xương, kích thích mọc xương lành cùng mạch máu mới.
Ghép xương mác có cuống mạch.
Thay khớp háng: Khi chỏm xương bị xẹp, người bệnh cần được thay khớp háng. Đây là lựa chọn điều trị cuối cùng.
BSCK2 Nguyễn Ngọc Hùng, Khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh viện TWQĐ 108