Trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh nên ăn đầy đủ cả 4 nhóm chất là:
Đạm: Đạm có nguồn gốc động vật (Thịt, cá, trứng, sữa…) và đạm có nguồn gốc thực vật (đậu đỗ, cơm, các loại nấm…). Lượng đạm khoảng: 1-1,5g/kg/ngày hoặc 12-20% tổng năng lượng, đạm có nguồn gốc từ động vật chiếm 30-50% tổng số lượng đạm cần cung cấp vào cơ thể.
Chất béo: 18-25% tổng năng lượng. Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá hồi, dầu oliu,…có tác dụng làm ức chế các cytokine gây viêm, giảm các xáo trộn chuyển hóa trong hội chứng suy mòn.
Chất bột đường: các thực phẩm như gạo, sắn, ngô, khoai, bánh mỳ…. Đây là nguồn năng lượng thường xuyên được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.
Vitamin khoáng chất, chất xơ: Đó chính là rau xanh, quả chín. Mỗi người nên sửa dụng 400g rau xanh quả chín mỗi ngày. uống nước đủ 40ml/kg cân nặng/ngày. Lượng muối dưới 5g/ngày.
Năng lượng hàng ngày đạt 30-35Kcal/kg/ngày
Hiện nay vẫn còn tồn tại quan niệm đó là người ung thư không được ăn bồi dưỡng (tức là không được ăn các loại thực phẩm cung cấp chất đạm có nguồn gốc động vật: thịt, trứng, cá, sữa….Đặc biệt không được ăn các loại thịt đỏ) do lo sợ ăn nhiều thì khối u phát triển nhanh hơn. Đó là một quan niệm sai lầm vì protein là một yếu tố cơ bản giúp cơ thể làm lành vết thương, chống nhiễm trùng, bù lại lượng cơ đã mất do quá trình dị hóa của cơ thể, giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
Bữa ăn gợi ý hàng ngày cho người bệnh:
E: 1900 Kcal; Pr: 99g; L: 44g; G: 275g
Bữa |
Thực đơn |
6h00 |
Cháo thịt lợn nạc, đậu Hà lan 300ml (Gạo: 30g; đậu Hà lan: 20g; thịt lợn nạc: 50g). Hành, gia vị vừa đủ |
9h00 |
Sữa: 1 cốc 200ml (50g sữa bột) |
11h00 |
Cơm nấu mềm: 200g
Su su, cà rốt luộc nhừ: 200g Thịt gà thái nhỏ xào nấm (Thịt gà: 50g; nấm đùi gà: 50g) Cá hồi áp chảo: 80g Canh mồng tơi nấu ngao (Mồng tơi: 30g; ngao: 100g) |
15h00 |
Sữa chua: 1 hộp + Xoài chín: 100g |
18h00 |
Cơm nấu mềm: 200g
Bắp cải luộc gừng nhừ: 200g Thịt bò sốt vang (Thịt bò: 80g; khoai tây: 100g; cà rốt: 50g). Gia vị vừa đủ Đậu phụ nhồi thịt (Đậu phụ: 100g; thịt lợn nạc: 40g; hành lá: 10g, mục nhĩ: 5g; nấm hương: 5g) Nước canh rau bắp cải luộc
|
20h00 |
Sữa: 1 cốc 200ml (50g sữa bột) |
1. Một vài mẹo nhỏ cho người bệnh
Có những bữa ăn nhỏ, thường xuyên.
Đặt mục tiêu ăn 6 đến 8 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa chính.
Tạo và tuân theo một lịch trình bữa ăn. Đừng đợi đến khi đói mới ăn.
Giữ các loại thực phẩm yêu thích trong nhà, nơi có thể lấy chúng dễ dàng.
Mua các loại thực phẩm dùng một lần mà có thể ăn dễ dàng, chẳng hạn như các túi nhỏ chứa hỗn hợp các loại hạt.
Nấu theo đợt để có thức ăn thừa.
Giữ thêm 1 khẩu phần trong tủ lạnh của bạn cho ngày hôm sau, nhưng không lâu hơn.
Đóng băng các phần bổ sung khác. Khi đã sử dụng một phần ăn, hãy rã đông nó trong tủ lạnh hoặc lò vi sóng. Sau đó, đun lại để ăn.
Ăn đa dạng thực phẩm bao gồm nhiều nhóm thực phẩm và loại thực phẩm khác nhau.
Nhận nhiều calo từ chất lỏng hơn thực phẩm rắn. Ví dụ như bổ sung sữa cao năng lượng…..
Ăn uống luôn vui vẻ và không căng thẳng.
Có ý thức chế độ dinh dưỡng quan trọng như thuốc điều trị.
2. Nếu người bệnh bị nuốt nghẹn hoặc nuốt vướng:
Thực hiện theo chế độ ăn mềm xay nhuyễn hoặc ninh nhừ, cắt nhỏ:
Uống đồ uống có hàm lượng calo cao mỗi ngày: sữa công thức, sữa dành riêng cho bệnh nhân ung thư, cao năng lượng
3. Trong trường hợp bệnh nhân bị khô miệng:
Chọn thức ăn mềm, ẩm, có nước sốt như nước sốt táo hoặc các chất lỏng khác vào thức ăn.
Có một thìa súp ấm hoặc chất lỏng khác giữa các miếng thức ăn.
Hãy thử các loại thực phẩm được chế biến bằng gelatin dùng để tráng miệng, ăn vặt. Chúng có xu hướng trượt xuống cổ họng của bạn dễ dàng hơn.
Luôn mang theo một chai nước bên mình. Người bệnh có thể thử mang theo một bình xịt nhỏ, sạch chứa đầy nước. Xịt nước vào miệng suốt cả ngày để giữ ẩm.
Thử ăn kẹo bạc hà hoặc chanh không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường để tiết nhiều nước bọt hơn.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giữ nguyên cân nặng, hãy chọn đồ uống có calo thay vì nước. Ví dụ như nước ép trái cây và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng như sữa.
4. Nếu bệnh nhân bị lở miệng cần:
Tránh ăn thức ăn và đồ uống nóng.
Không ăn trái cây có tính axit (chẳng hạn như cam, bưởi, chanh) hoặc uống nước ép trái cây có tính axit, giấm.
Không ăn thức ăn cay.
Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm sau bữa ăn.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý (nước muối loãng).
5. Nếu bệnh nhân buồn nôn
Không ăn thức ăn cay.
Không ăn thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là thực phẩm chiên, chẳng hạn như bánh rán, khoai tây chiên, pizza và bánh ngọt.
Nếu mùi thức ăn khó chịu, hãy để thức ăn ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh. Do đồ ăn nóng sẽ có mùi nồng hơn có thể làm buồn nôn nặng hơn.
Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên.
Nhai kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa hơn.
Không nên uống một lượng lớn chất lỏng cùng một lúc. Do tình trạng quá no, sẽ khiến cho người bệnh dễ nôn hơn.
Sử dụng trà gừng, gừng tươi, ngậm kẹo có chứa gừng. Gừng có thể làm dịu và giúp giảm buồn nôn.
Lựa chọn thực phẩm ít chất béo. Những thực phẩm này có thể ít khiến bạn cảm thấy buồn nôn hơn. Ví dụ: hãy thử cơm, bánh mì nướng, bánh quy……
CN Nguyễn Thị Hương, Khoa Dinh dưỡng
Bệnh viện TWQĐ 108