Hầu hết các trường hợp mang thai ngược đều xảy ra một cách tình cờ. Nhưng một số trường hợp mang thai ngược xảy ra do vấn đề với em bé, tử cung, nhau thai hoặc lượng nước ối xung quanh em bé.
Hình ảnh minh họa
Mang thai ngôi mông là gì?
Mang thai “ngôi mông” mô tả vị trí của em bé trong tử cung. Trước khi chào đời, em bé nằm trong tử cung ở nhiều tư thế khác nhau như đầu, vai, chân hoặc mông gần âm đạo nhất. Các bác sĩ gọi đó là “ngôi mông” khi bàn chân hoặc mông của em bé gần âm đạo nhất (hình 1).
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, trẻ sơ sinh thường ở tư thế ngôi mông. Vào cuối thai kỳ, hầu hết trẻ sơ sinh đều nằm đầu gần âm đạo nhất. Tư thế đầu cúi xuống là tư thế an toàn nhất cho em bé khi sinh qua ngả âm đạo. Nhưng trong một số trường hợp, em bé vẫn ở tư thế ngôi mông cho đến cuối thai kỳ.
Nguyên nhân gây ra thai ngược
Hầu hết các trường hợp mang thai ngược đều xảy ra một cách tình cờ. Nhưng một số trường hợp mang thai ngược xảy ra do vấn đề với em bé, tử cung, nhau thai hoặc lượng nước ối xung quanh em bé.
Mang thai ngôi mông có gây ra các triệu chứng gì không?
Thỉnh thoảng. Bạn có thể cảm thấy khó chịu dưới khung xương sườn, nơi đầu của em bé ấn vào. Bạn cũng có thể cảm thấy em bé đang đạp vào bụng dưới của mình.
Làm thế nào biết được thai ngôi mông hay không?
Thai phụ sẽ được thăm khám để kiểm tra vị trí của em bé. Bác sĩ có thể khám bằng cách ấn vào bụng để cảm nhận vị trí đầu của em bé. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thai phụ sẽ được kiểm tra vị trí của bé trong mỗi lần khám.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định siêu âm thai để kiểm tra vị trí của em bé. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trong tử cung của bạn.
Cần làm gì nếu mang thai ngôi ngược?
Hầu hết trẻ ngôi mông đều tự quay đầu xuống trước khi chuyển dạ.
Nếu em bé vẫn ở tư thế ngôi mông gần đến ngày dự sinh, bác sĩ sẽ giải thích cách xoay em bé về tư thế đầu cúi xuống, họ sẽ ấn vào bụng và cố gắng di chuyển em bé. Nếu cách này có hiệu quả và em bé chuyển sang tư thế cúi đầu xuống, bạn có thể đợi đến lúc chuyển dạ và sinh thường qua ngả âm đạo. Nếu nó không có tác dụng và em bé vẫn ở tư thế ngôi mông, bác sĩ có thể tư vấn bạn nên sinh mổ. Điều này có nghĩa là phải phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài (hình 3).
Mang thai đôi ngôi ngược
Nếu bạn sinh đôi, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí của từng cặp song sinh. Nếu thai nhi đầu tiên (đứa bé gần cổ tử cung của bạn hơn) ở tư thế mông, bác sĩ có thể sẽ đề nghị sinh mổ. Nếu thai nhi đầu tiên quay đầu xuống và thai nhi thứ hai ngược, bác sĩ sẽ thảo luận và tư vấn cho thai phụ các phương án an toàn nhất.
TS.DS. Nguyễn Trang Thúy – Bệnh viện ĐH Y Hà Nội (dịch)