WHO ước tính hiện trên thế giới hiện có khoảng 296 triệu người sống chung với bệnh viên gan B mạn tính vào năm 2019, với 1,5 triêu ca mắc mới mỗi năm. Cũng vào năm 2019 viêm gan B đã gây ra khoảng 820 000 ca tử vong chủ yếu là xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ với tỷ lệ lưu hành cao khoảng 9.7-19%.
Sinh thiết gan là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xơ gan tuy nhiên đây là phương pháp xâm lấn, tốn kém và không dễ thực hiên.
Siêu âm đàn hồi mô gan là kỹ thuật đánh giá độ cứng của mô gan bằng cách tác động lực cơ học lên mô gan và đánh giá mức độ đàn hồi của chúng. Siêu âm đàn hồi mô gan sử dụng các chỉ số định lượng tạo tính khách quan cho kết quả đáng tin cậy, là kỹ thuật không xâm lấn, có thể làm nhiều lần. Trong các kỹ thuật siêu âm đàn hồi mô hiện nay, kỹ thuật Shear Wave Elastography 2D có nhiều ưu điểm vượt trội mang lại giá trị chẩn đoán cao trong xơ hóa gan.
Khi nào cần siêu âm đàn hồi mô gan?
- Viêm gan mạn do virut B và C
- Bệnh viêm gan do rượu
- Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
- Bệnh gan ứ mật mạn
- Người bệnh có tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Ưu điểm của siêu âm đàn hồi mô gan:
- Phát hiện và đánh giá mức độ xơ hóa gan.
- Đánh giá tổn thương dạng khối: Xác định độ cứng và đàn hồi của mô mềm và tổn thương thông qua sự chênh lệch cung cấp thông tin giúp bác sỹ đưa ra chẩn đoán lành hay ác tính.
- Giảm các trường hợp phải sinh thiết: Độ chính xác ~ 90% so với sinh thiết giải phẫu bệnh.
BSCK I. Phạm Thị Huyền Thi – Phó Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Đa khoa Đống Đa