Nhiều người thắc mắc đo chức năng hô hấp là gì và tại sao lại phải đo chức năng hô hấp (CNHH), bài viết này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn.
Vậy đo chức năng hô hấp là gì?
Đo chức năng hô hấp là phương pháp đánh giá chức năng thông khí của phổi thông qua các thể tích, lưu lượng khí trong chu trình hô hấp (hít vào, thở ra) giúp xác định chức năng thông khí phổi.
Tại sao cần phải đo chức năng hô hấp?
Đo CNHH được khi định khi:
- Chẩn đoán các bệnh lý hô hấp
- Xác định nguyên nhân của các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm khác bất thường như: khó thở, thở khò khè; thở ra khó khăn; ho đờm, ho khan kéo dài; dị dạng lồng ngực;…
- Đánh giá các triệu chứng hoặc bất thường nghi ngờ có liên quan đến bệnh hô hấp.
- Kiểm tra ảnh hưởng của bệnh trên chức năng phổi.
- Sàng lọc các trường hợp có yếu tố nguy cơ mắc bệnh về phổi.
- Đánh giá tiên lượng trước phẫu thuật, đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi làm nghiệm pháp gắng sức.
- Theo dõi và đánh giá mức độ đáp ứng điều trị, diễn tiến bệnh
- Đánh giá mức độ của bệnh.
- Theo dõi ảnh hưởng của bệnh, tác động của tiếp xúc yếu tố nguy cơ lên chức năng phổi.
- Đánh giá can thiệp điều trị.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
- Đánh giá các trường hợp tham gia chương trình phục hồi chức năng.
- Đánh giá mức độ tàn tật (ứng dụng trong y khoa, công nghiệp, bảo hiểm,…).
- Tầm soát bệnh trên đối tượng có nguy cơ cao, gồm:
- Người hút thuốc lá,
- Người làm việc trong môi trường có khói và hóa chất độc hại…
- Khảo sát dịch tễ học về bệnh đối với y tế công cộng
Các bước thực hiện kỹ thuật
- Bước 1:
- Tiếp đón, nhận giấy chỉ định, giải thích và hướng dẫn người bệnh về quy trình kỹ thuật để người bệnh phối hợp làm quy trình.
- Bước 2:
- Nhập ID, họ tên, tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, ngày sinh, chủng tộc, ….
- Bước 3:
- Lắp ống thở, hướng dẫn bệnh nhân ngồi vào buồng đo, ngậm kín miệng vào ống thở, một tay bịt mũi, thở toàn bộ vào ống thở.
- Hướng dẫn bệnh nhân các bước tiến hành kỹ thuật và yêu cầu người bệnh thực hiện thử động tác hít vào thở ra trước khi đo chức năng hô hấp.
- Bước 4: Thực hiện đo
- Chọn START để bắt đầu đo (tùy mỗi loại máy mà tên các nút bấm khác có thể khác)
- BN thở đều vài nhịp bình thường.
- Hít vào sâu hết cỡ.
- Thở ra thật nhanh, mạnh, duy trì trong 6s.
- Khi máy báo đạt tiêu chuẩn, hít vào sâu.
- Chọn STOP kết thúc 1 lần đo.
- Lặp lại quy trình nếu kết quả có bất thường và tối đa 3 lần, kiểm tra các tiêu chuẩn chấp nhận.
- Bước 5:
- Tháo ống thở.
- Kết thúc đo.
- Hoàn thiện bản ghi.
Các dạng bất thường thông khí
– Bất thường kiểu tắc nghẽn
– Bất thường kiểu hạn chế
– Bất thường hỗn hợp
Theo Bệnh viện Đại học y dược – ĐH Quốc gia Hà Nội