Gạo trắng là loại lương thực chủ yếu trên bàn ăn và chiếm vị trí rất quan trọng trong khẩu phần ăn hằng ngày. Việc kết hợp gạo trắng cùng các loại thực phẩm khác giúp chúng ta có thể thỏa mãn nhu cầu ăn cơm mà không khiến đường huyết và lipid máu tăng đột biến sau bữa ăn.
Gạo trắng và các loại đậu
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn đậu đen, đậu xanh… kết hợp cùng với gạo trắng có thể làm giảm đáng kể phản ứng đường huyết sau bữa ăn. Thay một nửa số gạo bằng đậu lăng có thể làm giảm phản ứng đường huyết sau bữa ăn đi 20%.
Lý do đậu là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, hàm lượng tinh bột kháng tiêu cao hơn đáng kể so với gạo trắng. Đồng thời, các loại đậu rất giàu chất xơ và protein thực vật, dùng thay thế một số loại gạo trắng có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và có lợi cho việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, các bệnh tim mạch, mạch máu não.
Gạo trắng và bột yến mạch
Khi trộn yến mạch nguyên hạt với gạo theo tỷ lệ 1:1, giá trị đường huyết sẽ thấp hơn đáng kể so với việc chỉ nấu mỗi gạo trắng.
Điều này chủ yếu là do β-glucan trong bột yến mạch là một loại chất xơ hòa tan trong nước, có khả năng hút nước và trương nở. Sau khi hút nước có độ nhớt cao, có thể làm chậm tốc độ làm rỗng thức ăn trong dạ dày. Đồng thời, làm chậm enzym tiêu hóa, thủy phân carbohydrate, ức chế sự khuếch tán và hấp thu glucose
Gạo trắng và ngô
Giá trị đường huyết của ngô là 55, là thực phẩm có đường huyết trung bình. Khi trộn với gạo có chỉ số đường huyết cao có thể làm giảm giá trị đường huyết tổng thể và giúp trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Đồng thời, ngô còn giàu chất xơ, phức hợp vitamin B, zeaxanthin, hàm lượng kali và canxi cũng tốt.
Gạo trắng và gạo lứt
Các học giả Ấn Độ nhận thấy, so với gạo trắng, lượng đường trong máu trung bình hàng ngày giảm 19,8% khi ăn gạo lứt và 22,9% khi ăn cơm trắng trộn với gạo lứt và đậu trộn, đồng thời độ nhạy insulin được cải thiện.
Theo Aboluowang