Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe về các vụ án thương tâm mẹ giết con, vợ giết chồng có liên quan đến chứng trầm cảm sau sinh. Người mắc chứng trầm cảm sẽ tự sản sinh ra những tư duy tiêu cực dẫn tới nhiều hành vi làm tổn thương cơ thể và gây nguy hiểm đến những người xung quanh. Vì vậy, việc cảnh giác và quan tâm đến những người phụ nữ đã hoàn thành thiên chức làm mẹ không phải chỉ có người chồng, mà còn là của gia đình và xã hội.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO ghi nhận trầm cảm là căn bệnh phổ biến và là gánh nặng bệnh lý đứng thứ 2 của toàn thế giới:
– Khoảng 350 triệu người đang phải chịu nhiều ảnh hưởng của bệnh trầm cảm
– 75% tổng số ca bệnh tự tử vì chứng trầm cảm nặng
– 5% ca bệnh trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho xã hội
– 22% do nghiện các chất kích thích và cờ bạc
– 3% do tâm thần phân liệt hay bệnh động kinh
Vì sao phụ nữ trong thời gian thai kỳ, nuôi con nhỏ dễ trầm cảm?
– Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể
– Mang thai không theo kế hoạch hay ngoài ý muốn, chưa thích nghi với việc sẽ có em bé.
– Khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi.
– Biến chứng thai kỳ: Thai lưu, sẩy thai.
– Cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, khó hồi phục trở lại như trước.
– Thiếu sự giúp đỡ của người thân.
– Trải qua sự kiện căng thẳng, như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở,..
Những vụ án đau lòng “Hổ dữ ăn thịt con”
Mẹ dìm chết hai con nhỏ dưới sông tại Nam Định: Bi kịch từ trầm cảm sau sinh
Khoảng 10h ngày 8/3/2023, sau khi đi qua cầu phao Ninh Cường đến huyện Nghĩa Hưng (tại khu vực sông Ninh Cơ, thuộc địa bàn giáp ranh giữa thị trấn Liễu Đề và xã Nghĩa Sơn) một người mẹ để xe trên đê, dẫn hai con xuống sông rồi dìm xuống nước.
Vụ việc đau lòng xảy ra tại mé sông Ninh Cơ đoạn xã Nghĩa Sơn (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định)
Thời điểm xảy ra sự việc có người dân đi qua phát hiện thấy, nên đã hô hoán mọi người chạy đến đưa hai cháu bé lên bờ, thực hiện các biện pháp sơ cứu và đưa nạn nhân đến Trạm y tế xã Nghĩa Sơn để cấp cứu, nhưng cả hai cháu bé đã mất. Được biết 2 cháu bé lần lượt sinh năm 2018 và 2021. Thi thể hai bé gái xấu số đã được bàn giao cho gia đình lo hậu sự, sau khi hoàn tất các thủ tục pháp y.
Theo gia đình, người mẹ tên Vũ Thị L. vốn là giáo viên dạy môn tin học, tại một trường tiểu học trên địa bàn huyện Trực Ninh. Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, chị L có dấu hiệu bị bệnh trầm cảm, nên đã xin nghỉ dạy học để ở nhà chữa bệnh.
Mẹ bị trầm cảm cho 2 con sinh đôi uống thuốc độc ở Đà Nẵng
Hai trẻ sinh đôi 2 tuổi tử vong trong nhà tại Đà Nẵng. Người mẹ được xác định bị trầm cảm để lại bức thư và bỏ đi.
Khoảng 16h40 chiều cùng ngày 5/4/2023, ông Huỳnh Công L (68 tuổi, quê xã Đại Phong, Đại Lộc, Quảng Nam) đến thăm cháu nội ở đường Hòa Liên 4 (xã Hòa Liên). Tại đây, ông L phát hiện hai cháu H.T.H.A. và H.T.T.A. (cùng 2 tuổi) trong tình trạng sùi bọt mép nằm trên giường. Qua kiểm tra, cả hai cháu đã tử vong. Thời điểm này, người mẹ tên là Tưởng Thị M. (41 tuổi) đã bỏ đi khỏi nhà, có để lại bức thư để trên bàn ở phòng khách. Thi thể hai nạn nhân được đưa lên xe cấp cứu rời khỏi hiện trường vụ án vào tối 5/4.
Hai cháu bé là con của cặp vợ chồng trẻ. Người mẹ có dấu hiệu bị trầm cảm, còn người cha của hai bé đang làm việc ở tỉnh Quảng Ngãi.
Xe cấp cứu đưa thi thể hai bé rời khỏi hiện trường
Trong đêm, lực lượng chức năng tìm kiếm chị M. và nắm được thông tin chị này đã đi về hướng tỉnh Quảng Nam. Sau đó, chị M. đã nhảy xuống sông Bà Rén (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) tự tử. Người dân phát hiện kịp thời và ứng cứu được chị M.. Chị được đưa về bệnh viện ở Đà Nẵng để điều trị nhưng vẫn ám ảnh ôm một chiếc gối như đang bế 2 bé con của mình ru ngủ… Những hình ảnh hết sức xót xa.
Tác dụng phụ của thuốc trong điều trị bệnh trầm cảm
Việc sử dụng thuốc tây không những có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm mà còn gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể và sức khoẻ. Việc lạm dụng thuốc trong điều trị chứng trầm cảm dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng phụ thuộc vào thuốc và những tác dụng phụ xấu như:
– Làm người bệnh ngủ li bì trong thời gian dài
– Mập, tăng cân rất nhanh hoặc gầy yếu rất nhanh
– Giảm trí nhớ từ từ
– Nhiều trường hợp gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ
– Đau đầu, nhức đầu
– Cơ thể dần mất đi sức lực, trí lực giảm sút
– Nhớ nhớ quên quên, không minh mẫn
– Gây nên các bệnh lý nghiêm trọng khác như: Suy thận, suy gan, viêm dạ dày…
– Làm người bệnh nghĩ đến tự sát
– Gây suy giảm thể lực, làm người bệnh trở nên mệt mỏi hơn
– Nhờn thuốc, buộc phải dùng thuốc liên tục, hoặc tăng liều trong thời gian dài để cảm thấy thoải mái, an thần…
Bé V. được chăm sóc, điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh.
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh (Hà Nội) vừa cấp cứu cho một bé sơ sinh mới 5 ngày tuổi, có biểu hiện ngộ độc thuốc trầm cảm. Mẹ bé đã điều trị trầm cảm 2 năm nay.
Bé N.T.V (5 ngày tuổi) là con thứ hai trong gia đình. Bé được sinh ra bằng phương pháp đẻ mổ khi người mẹ mang thai ở tuần 38. Khi sinh, bé V. nặng 3,8kg và được tiếp xúc da kề da với mẹ.
Tuy nhiên, khác với những đứa trẻ bình thường, sau khi sinh, bé V. không khóc to mà chỉ nhắm mắt nằm trên bụng mẹ. Các bác sĩ Khoa Sản đã sơ cứu, kích thích cho trẻ khóc, đồng thời, cho bé thở ô-xy và chuyển lên Khoa Nhi-Sơ sinh.
Tại Khoa Nhi-Sơ sinh, bé V. được thở ô-xy nên hồng hào, vận động tốt nhưng mắt nhắm, kích thích đau cũng không chịu mở, nhịp thở chậm đều và có các cơn ngừng thở ngắn. Bé được chẩn đoán suy hô hấp sơ sinh, theo dõi chậm tiêu dịch phổi.
Các bác sĩ cho biết, thuốc trầm cảm thuộc nhóm thuốc chẹn tái hấp thu serotonin (SSRI), được sử dụng để điều trị rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu và rối loạn căng thẳng sau stress.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trầm cảm trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng cuối, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Theo các bác sĩ, việc sử dụng thuốc trầm cảm trong thai kỳ vẫn được xem là an toàn nếu được sử dụng đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ. Trước khi sử dụng thuốc trầm cảm trong thai kỳ, thai phụ nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn về tác dụng và tác hại của thuốc.
Cơ hội nào cho phụ nữ vượt qua chứng trầm cảm sau sinh?
Người mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh rất cần được chồng và người thân quan tâm, theo dõi, động viên.
Gia đình nên tạo điều kiện để người mẹ được nghỉ ngơi thoải mái, làm việc nhẹ nhàng, tập thể dục và thư giãn hợp lý.
Thông thường, những người bị trầm cảm nhẹ nếu được khuyên giải, động viên, nâng đỡ thì phần lớn sẽ trở lại bình thường.
Nếu phát hiện có có các rối loạn tâm thần, cần được đưa đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Những trường hợp trầm cảm nặng và có rối loạn hành vi cần được đưa vào các bệnh viện chuyên khoa tâm thần để được điều trị.
Khi bệnh đã tạm ổn định, gia đình cần đối xử khéo léo, nhẹ nhàng, tránh cho người mẹ cảm thấy mặc cảm.
Về phần người mẹ, nên chủ động giải quyết trầm cảm bằng thảo luận và chia sẻ để cùng giải quyết mâu thuẫn và nhận được nhiều hơn sự quan tâm từ người thân.
Sau sinh nếu không mệt mỏi, tại chỗ mình có thể sử dụng các động tác nhẹ nhàng phù hợp với mình. Sau thời gian hậu sản 42 ngày, nếu người mẹ bố trí được thời gian, vẫn có thể đi tập luyện. Đi tập luyện còn có thể giúp người mẹ giao lưu, chia sẻ bên ngoài, thoải mái đầu óc rất nhiều. Có thể chọn tập yoga để chia sẻ cùng bạn bè, giảm stress cho bà mẹ, giúp cơ thể mềm dẻo khỏe khoắn hơn.
Trầm cảm sau sinh không đơn thuần chỉ là một chứng bệnh, mà người mẹ phải đối mặt và tự giải quyết, đây là bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Sự quan tâm và tình yêu thương từ người chồng, từ những người thân là công cụ phát hiện bệnh hiệu quả và cũng là phương thuốc chữa lành bệnh nhanh chóng.
Tình Vũ