Ngày 16/7/2009, theo Quyết định số 3627/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội được xếp vào bệnh viện chuyên khoa hạn I. Bệnh viện tiền thân là Bệnh xá Tinh thần kinh. Bệnh viện hoạt động với nhiệm vụ tiếp nhận, chăm sóc và giúp bệnh nhân giảm bớt những khó khăn do bệnh lý gây ra.
Giới thiệu về Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
Bệnh viện Tâm thần Hà Nội tiền thân là Bệnh xá Tinh thần kinh. Ngày 16/7/2009, theo Quyết định số 3627/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội được xếp vào bệnh viện chuyên khoa hạn I. Đây là đơn vị sự nghiệp công lập thay thế cho Quyết định số 1284/TCCQ-QĐ của Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội được ban hành vào ngày 5/7/1968. Quyết định này nói về việc chuyển Bệnh xá Tinh thần kinh thành Bệnh viện Tinh thần kinh. Hoạt động chuyển đổi giúp mở rộng và khẳng định vị thế, vai trò của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
Năm 1963 Bệnh xá Tinh thần kinh được xây dựng và hoạt động trên một gò cát mênh mông, xung quanh không có nhà cửa hoặc cơ quan nào. Thời gian đó bệnh xá được xây dựng theo hệ thống ống kín, bao quanh là 4 bức tường đồ sộ gần 4 mét. Ở giữa là một cổng sắt luôn được khóa kín. Bệnh viện làm việc cùng với 25 cán bộ công nhân viên, 50 giường bệnh, 1 máy ngủ, 1 máy choáng điện, 1 tủ lạnh, 1 tủ sấy và 1 máy chữ. Phương pháp chữa bệnh chủ yếu là choáng điện và aminazin. Có 92 bệnh nhân.
Sau khi mở rộng và phát triển, hiện tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội làm việc với hơn 700 giường nội trú. Đồng thời nghiệm thu và đưa vào sử dụng 5 đơn nguyên. Đó là: Khoa A, khoa B, khoa C, khoa E và khoa Cận lâm sàng. Bên cạnh đó bệnh viện còn làm việc với những thiết bị y tế tiên tiến và hệ thống máy móc hiện đại: Máy X-quang cả sóng, hệ thống xét nghiệm huyết học và sinh học, máy điện não vi tính, máy siêu âm màu, điện não video, máy chụp cộng hưởng từ (MRI), máy đo lưu huyết não…
Năm 2003, bệnh viện được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Trước đó bệnh viện còn được Nhà nước và Đảng trao tặng Huân chương lao động hạng nhì và hạng ba. Đây được xem là những ghi nhận sự cố gắng không ngừng của các cán bộ và công nhân viện đang công tác tại bệnh viện.
Đội ngũ bác sĩ
Danh sách một số bác sĩ nổi bật tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội gồm:
Bác sĩ Chuyên khoa II Lý Trần Tình – Giám đốc – Bác sĩ cao cấp công tác tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.
Bác sĩ Ngô Hùng Lâm – Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Quyết Thắng – Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.
Bác sĩ Đỗ Văn Thắng – Bác sĩ điều trị công tác tại khoa Cấp tính nữ (khoa A) – Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.
Bác sĩ Chuyên khoa II – Nguyễn Quang Bính
- Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
- Trưởng khoa Cấp tính nam – Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc – Bác sĩ điều trị công tác tại khoa Điều trị bệnh Lạm dụng chất và các Loạn thần thực thể – Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.
Cơ sở vật chất
Để quá trình thăm khám và điều trị trở nên tốt hơn, an toàn hơn, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội đầu tư, trang bị hệ thống máy móc hiện đại và nhiều thiết bị y tế tiên tiến.
Cơ sở vật chất và thiết bị y tế tại bệnh viện gồm:
- Máy X-quang cả sóng
- Hệ thống xét nghiệm huyết học
- Hệ thống xét nghiệm sinh học
- Máy điện não vi tính
- Máy siêu âm màu
- Điện não video
- Máy chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Máy đo lưu huyết não
- Hệ thống siêu âm Doppler xuyên sọ
- Máy kích thích từ xuyên sọ giúp điều trị các rối loạn tâm thần.
Chuyên khoa
Bệnh viện Tâm thần Hà Nội bao gồm những chuyên khoa sau:
- Khoa Điều trị tâm thần người cao tuổi
- Khoa Điều trị bệnh lạm dụng chất
- Khoa Điều trị người bệnh mãn tính nam
- Khoa Phục hồi chức năng (khoa E)
- Khoa cấp tính nữ (khoa A)
- Khoa cấp tính nam (khoa B).
Quy trình khám chữa bệnh
Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cung cấp các bước trong quy trình khám chữa bệnh nhằm giúp bệnh nhân thuận tiện hơn trong quá trình thăm khám và điều trị.
Quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện bao gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện, mua sổ và đăng ký khám bệnh tại quầy tiếp đón.
Bước 2: Sau khi đăng ký khám bệnh, bệnh nhân đến quầy thu ngân đóng chi phí khám bệnh
Bước 3: Bệnh nhân đến phòng khám, kết hợp cùng với điều dưỡng thực hiện đo mạch, đo huyết áp, đo nhiệt độ…
Bước 4: Theo hướng dẫn của điều dưỡng, bệnh nhân vào phòng khám chuyên khoa
Bước 5: Khám lâm sàng và nhận chỉ định từ bác sĩ
Bước 6: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng:
- Bệnh nhân nhận đơn thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ
- Mua thuốc tại quầy dược
- Ra về.
Bước 7: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:
- Bệnh nhân đóng chi phí tại quầy thu ngân.
- Đến phòng cận lâm sàng, kết hợp với kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm sinh học, xét nghiệm hóa sinh, điện não, siêu âm, chụp X-quang…
Bước 8: Bệnh nhân nhận kết quả cận lâm sàng
Bước 9: Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa xem xét và chẩn đoán bệnh lý
Bước 10: Nếu không có chỉ định nhập viện từ bác sĩ chuyên khoa:
- Bệnh nhân nhận đơn thuốc và lịch tái khám
- Mua thuốc tại quầy dược
- Ra về.
Bước 11: Nếu có chỉ định nhập viện từ bác sĩ chuyên khoa:
- Bệnh nhân di chuyển đến khoa điều trị theo sự hướng dẫn của điều dưỡng
- Người bệnh làm thủ tục nhập viện.