Bệnh tay chân miệng do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Enterovirus bao gồm 4 loại: poliovirus, Coxsackie A virus (CA), Coxsackie B virus (CB) và Echovirus. Các serotype thuộc loài A gồm: EV68, EV71, EV76, EV89, EV90, EV91 và EV92. Lây lan theo đường tiêu hóa, lây truyền từ người sang người do hai nhóm tác nhân gây bệnh: nhóm virus đường ruột Coxsacki (A16) và Enterovirus 71 (EV71).
Tùy thuộc vào tác nhân gây ra bệnh TCM là do EV71 hay do EVA16 thì tiên lượng sẽ khác nhau. Nếu do Enterovirus A16 gây ra thì bệnh thường diễn biến nhẹ, tự khỏi sau từ 7 – 10 ngày, nhưng nếu tác nhân gây ra bệnh là EV71 thì có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim cấp, viêm phổi hoặc viêm màng não, thậm chí có thể gây tử vong.
(Ảnh: Vinmec)
– Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi có tiếp xúc với người mắc bệnh, lây lan nhanh qua các bề mặt tiếp xúc, đồ chơi…
– Thời gian ủ bệnh: 3-7 ngày, không có triệu chứng.
Sau đó xuất hiện sốt nhẹ có thể có nôn ói và nhiều biểu hiện khác như:
– Loét miệng: vết loét đỏ hoặc bóng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc lợi, lưỡi gây đau miệng bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt
– Phát ban dạng bóng nước: Hay gặp ở lòng bàn tay, bàn chân, gối,tồn tại trong thời gian ngắn ( dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, hiếm khi loét hay bội nhiễm.
+ Với những thể thông thường khoảng 07 ngày sau nhiễm virus bị trung hòa và bệnh tự khỏi. Đối với những thể nặng, tối cấp và biến chứng thường do nguyên nhân EV71 thì diễn biến cấp tính và trầm trọng đặc biệt những trẻ sốt cao khó hạ và nôn nhiểu dễ có nguy cơ biến chứng.
– Biến chứng: xuất hiện sớm từ ngảy 3 – 5 của bệnh; biến chứng thần kinh (viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy); biến chứng tim mạch (tăng huyết áp, trụy mạch, suy tim); biến chứng hô hấp (suy hô hấp, phù phổi cấp).
– Chẩn đoán xác định bằng PCR hoặc nuôi cấy Enterovirus dương tính.
– Điều trị tùy theo độ nặng của bệnh; chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ, quan trọng nhất là theo dõi sát, phát hiện sớm, phân độ chính xác để có điều trị thích hợp. bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ? trẻ cần được đưa đến khám và theo dõi tại cơ sở y tế ngay khi nghi ngờ mắc bệnh để có thể phát hiện sớm các biến chứng và điều trị kịp thời. trẻ cần được nhập viện điều trị khi xuất hiện triệu chứng ở độ 2; độ 3, 4 cần được điều trị nội trú tại các đơn vị hồi sức tích cực.
Hiện nay chưa có chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu cho EV71 cho nên phương pháp phòng bệnh tốt nhất là giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày nhất là rửa sạch tay, chân thường xuyên bằng xà phòng. Các loại vật dụng cá nhân như quần áo, tã lót, khăn, chén, muỗng, ly,… của trẻ bị bệnh TCM cần phải được xử lý, sau khi đã xử lý sạch bằng xà phòng cần phải sát khuẩn lại bằng nước sôi hoặc nước có pha hóa chất cloramin B.
Bệnh cũng được lây truyền gián tiếp do quá trình tiếp xúc với các đồ chơi, quần áo, dụng cụ ăn uống,… của người bệnh. Cho nên, khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh TCM cần cho trẻ ở nhà không đến những nơi công cộng, đông người, tránh cho trẻ tiếp xúc với người lành để ngăn ngừa lây nhiễm virus ra cộng đồng.
Theo Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố