Hơn 500 bác sĩ về TPHCM cập nhật kiến thức cấp cứu hô hấp nhi
Hội nghị thường niên Liên chi hội Hô hấp TPHCM là chương trình hội nghị cùng với hoạt động đào tạo y khoa liên tục với nội dung thay đổi theo mỗi năm để đáp ứng nhu cầu thực tế của lĩnh vực hô hấp đã thu hút hơn 500 bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện ở các tỉnh miền Nam và từ miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng… về TPHCM tham dự.
Hội nghị thường niên Liên chi hội Hô hấp TPHCM là chương trình hội nghị cùng với hoạt động đào tạo y khoa liên tục với nội dung thay đổi theo mỗi năm để đáp ứng nhu cầu thực tế của lĩnh vực hô hấp đã thu hút hơn 500 bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện ở các tỉnh miền Nam và từ miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng… về TPHCM tham dự.
PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc – Chủ tịch Hội Hô hấp TPHCM phát biểu khai mạc hội nghị
Năm 2019, hội đã lựa chọn chủ đề tai mũi họng và hô hấp nhi, năm nay xoáy vào cấp cứu hô hấp. Các vấn đề được đưa ra: tiếp cận bệnh nhân khó thở như thế nào, xử trí cấp cứu ra sao, xử trí cơ bản và chuyên sâu với các bệnh lý như hen, cách sử dụng khí dung… để các bác sĩ có thể chắc tay xử trí tình huống cấp cứu hô hấp trong thực tế.
Báo cáo viên cũng là những tên tuổi thuộc hàng “chiến tướng” đem đến các đề tài rất hữu ích, thiết thực như: Tiếp cận bệnh nhi khó thở – PGS.TS.BS Phan Hữu Nguyệt Diễm, giảng viên cao cấp Bộ môn Nhi ĐHYD TPHCM; Cập nhật xử trí cơn hen cấp ở trẻ em – TS.BS Trần Anh Tuấn, trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1; Các kỹ năng cấp cứu hô hấp căn bản ở trẻ em – PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, giảng viên Bộ môn Nhi trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch; Khí dung trong cấp cứu hô hấp nhi – PGS.TS.BS Phạm Thị Minh Hồng, phó khoa Y- ĐH Y dược TPHCM; Cập nhật về hồi sức cấp cứu hô hấp nhi nâng cao – PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Bộ môn Nhi ĐH Y dược TPHCM…
TS.BS Trần Anh Tuấn – phó chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TPHCM
TS.BS Trần Anh Tuấn – phó chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TPHCM, trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, người đảm nhiệm “thiết kế” chương trình hội thảo cho biết: “Bản thân chúng tôi là bác sĩ lâm sàng, trong quá trình công tác, trao đổi với các đồng nghiệp thì biết được anh em đang quan tâm vấn đề gì, do đó các đề tài đưa ra trong CME hết sức thiết thực và thu hút nhiều bác sĩ về tham dự”.
Với đề tài “Tiếp cận bệnh nhi khó thở” – PGS.TS.BS Phan Hữu Nguyệt Diễm nhấn mạnh cần chú ý tới các nguyên nhân gây khó thở như bệnh chuyển hóa, khó thở do nguyên nhân từ thần kinh trung ương… Cách hỏi bệnh để không bỏ sót nguyên nhân…
PGS.TS.BS Phạm Văn Quang báo cáo đề tài “Các kỹ năng cấp cứu hô hấp căn bản ở trẻ em” đưa ra các khuyến cáo của WHO về hỗ trợ hô hấp, các phương pháp hỗ trợ hô hấp, chiến lược hỗ trợ hô hấp trong COVID19
Chương trình hội thảo còn có Hội thi nhà nghiên cứu trẻ nhi khoa là cuộc thi dành riêng cho các bác sĩ từ 35 tuổi trở xuống nhằm tạo động lực cho các bác sĩ tham gia nghiên cứu khoa học, quy tụ thí sinh từ các bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng thành phố, Nhi đồng Cần Thơ… Hoạt động này diễn ra đã 5 năm, đây cũng là nét khác biệt của hội thảo CME do Hội Hô hấp tổ chức so với nhiều hội chuyên ngành khác.
Hội nghị thường niên Liên chi hội Hô hấp TPHCM và đào tạo y khoa liên tục lần 14 diễn ra trong 2 ngày 3-4/7/. Ngày thứ nhất (3/7) là huấn luyện tiền hội nghị diễn ra tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, ngày thứ hai (4/7) gồm các hoạt động chính: Tổng kết 5 năm hoạt động Liên chi hội Hô hấp TPHCM 2015-2020 và Đại hội Liên chi hội Hô hấp TPHCM nhiệm kỳ 2020-2025, hội nghị phiên toàn thể… tổ chức tại Trung tâm Hội nghị thành ủy (272 Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM).
Hồng Nhung