Hotline: +84 0777. 943. 888

Những điều cần biết về cầu tay dùng lọc máu thận nhân tạo

02/11/2024 16:07

Bệnh nhân suy thận mạn có chỉ định lọc máu thận nhân tạo, để thực hiện lọc máu phải tạo hai đường mạch máu ở cánh tay, một đường để rút máu ra và một đường trả máu vào cơ thể. Bệnh nhân được phẫu thuật tạo cầu nối thông động tĩnh mạch tự thân gọi là cầu nối AVF hay bệnh nhân thường gọi là Cầu Tay.

Bệnh nhân suy thận mạn có chỉ định lọc máu thận nhân tạo, để thực hiện lọc máu phải tạo hai đường mạch máu ở cánh tay, một đường để rút máu ra và một đường trả máu vào cơ thể. Bệnh nhân được phẫu thuật tạo cầu nối thông động tĩnh mạch tự thân gọi là cầu nối AVF hay bệnh nhân thường gọi là Cầu Tay.

Khi động mạch và tĩnh mạch được nối thông với nhau máu sẽ đi qua tĩnh mạch nhiều hơn áp lực tĩnh mạch sẽ tăng lên làm cho thành tĩnh mạch khỏe và chắc chắn hơn, lúc đó kỹ thuật lấy máu sẽ dễ dàng và lặp lại được nhiều lần hơn cho quá trình lọc máu

Trong những trường hợp mạch máu của bệnh nhân quá nhỏ hoặc bị xơ cứng hay khi phẫu thuật thất bại bệnh nhân sẽ được tạo cầu nối động tĩnh mạch bằng ống ghép mạch nhân tạo luồn ở dưới lớp da của bệnh nhân tạo hình chữ U đây là kỹ thuật AVG, phương pháp này có nguy cơ nhiễm trùng và dễ hình thành cục máu đông nhiều hơn so với phương pháp AVF.

Cầu Tay Lọc Máu Thận Nhân Tạo

Các vị trí để thực hiện mở cầu tay lọc máu thận nhân tạo:

– Vị trí bàn tay, cầu tay được đặt ở vị trí Hõm Lào đây là vị trí xa nhất ở chi

– Vị trí cổ tay (1) tại động mạch quay và tĩnh mạch đầu

– Vị trí cổ tay (2) tại động mạch trụ và tĩnh mạch nền

– Vị trí khuỷu tay tại động mạch cánh tay và tĩnh mạch đầu tại vị trí khuỷu tay

Chăm sóc cầu tay chạy thận:

Thời gian sử dụng cầu tay để lọc máu sẽ phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc của bệnh nhân cụ thể:

– Sau mổ bệnh nhân cần theo dõi sát vị trí vết mổ xem có bị chảy máu hay sưng nề hoặc có các bất thường khác

– Sau khi cắt chỉ từ 7-10 ngày bệnh nhân tập bóp bóng để giúp cho mạch máu dãn nở tốt, không xách đồ nặng trên 4kg – 5kg

– Luôn vệ sinh sát khuẩn, thay băng theo hướng dẫn của cán bộ y tế, không gãi hoặc bôi các loại dầu nóng hoặc các chất tẩy rửa lên cầu tay

– Khi đi ngủ không được gối đầu lên tay có cầu

– Không đo huyết áp hoặc tiêm truyền, lấy máu ở tay có cầu tay (AVF) cầu tay chỉ để sử dụng với mục đích duy nhất là lọc máu và không được dùng với bất kỳ mục đích nào khác

– Trong khi bệnh nhân lọc máu, tay có cầu cần được giữ cố định, không được gập hay thay đổi tư thế sẽ gây nên tuột kim hoặc kim xuyên qua lòng mạch gây tổn thương mạch máu

Các nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng tuổi thọ của cầu tay hay gặp ở bệnh nhân có bệnh lý nền như Đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, các bệnh hệ thống,  lupus, bệnh nhân hay bị tụt huyết áp dễ hình thành cục máu đông và nguy cơ tắc cầu nối rất cao, những bệnh nhân có cơ địa mạch máu nhỏ kém phát triển thành mạch yếu.

Theo Bệnh viện Nam Thăng Long

A LÔ BÁC SĨ - TẠP CHÍ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Cơ quan của Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 52/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/02/2020
Tổng Biên tập: TS.Vương Văn Việt
Phụ trách chuyên trang:
Phó Tổng biên tập: ThS.Chu Thị Loan
Trụ sở Tòa soạn:
Số 99 Nguyễn Phong Sắc, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ts.alobacsy@gmail.com
Hotline: 0777. 943. 888