Siêu âm chẩn đoán hạch bạch huyết
Trước đây, kỹ thuật sờ nắn hạch được xem là một phương tiện chẩn đoán nhưng độ tin cậy không cao vì các hạch di căn nhỏ hoặc vừa ở vùng cổ bệnh nhân có thể bị bỏ sót trong khi các hạch viêm lớn có thể bị nhận dạng lầm qua sờ nắn. Độ nhạy của phương pháp sờ nắn đối với u ác tính chỉ là 41.5%. Và trong hơn 2 thập kỷ qua, siêu âm đã được sử dụng như một công cụ chẩn đoán hiệu quả cao cùng với chi phí hiệu quả cho việc đánh giá hình thái hạch bạch huyết. Những báo báo ở giữa thập niên 80 cũng đã cho
Trước đây, kỹ thuật sờ nắn hạch được xem là một phương tiện chẩn đoán nhưng độ tin cậy không cao vì các hạch di căn nhỏ hoặc vừa ở vùng cổ bệnh nhân có thể bị bỏ sót trong khi các hạch viêm lớn có thể bị nhận dạng lầm qua sờ nắn. Độ nhạy của phương pháp sờ nắn đối với u ác tính chỉ là 41.5%. Và trong hơn 2 thập kỷ qua, siêu âm đã được sử dụng như một công cụ chẩn đoán hiệu quả cao cùng với chi phí hiệu quả cho việc đánh giá hình thái hạch bạch huyết. Những báo báo ở giữa thập niên 80 cũng đã cho thấy tiềm năng đó của siêu âm trong việc đánh giá hình thái cũng như theo dõi sự phát triển của hạch bạch huyết.
Ngày nay, song song cùng với các tiến bộ lớn ở lĩnh vực phân giải hình ảnh bằng tần số cao và xử lý tín hiệu, bên cạnh đó còn có sự ra đời của siêu âm Doppler màu và gần đây nữa là siêu âm có sử dụng chất tăng tương phản hay siêu âm đàn hồi, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi. Và thực tế, sinh thiết hạch bằng kim nhỏ (FNAB = Fine Needle Aspiration Biopsy hoặc FNAC = Fine Needle Aspiration Cytology) để đánh giá vẫn được xem là tiêu chẩn vàng trong đánh giá mô tế bào học trong nhóm bệnh lý hạch bạch huyết và siêu âm kết hợp với FNA cho độ nhạy 98% và độ đặc hiệu 95%.
Bài viết này tập trung mô tả ngắn gọn kỹ thuật siêu âm đánh giá hạch bạch huyết.
I- HẠCH BẠCH HUYẾT LÀ GÌ?
Hạch bạch huyết là những cơ quan bạch huyết nhỏ (có khoảng 500-600 hạch) nằm chặn trên đường đi của các mạch bạch huyết, thường đứng thành nhóm và nhận bạch huyết của từng vùng cơ thể. Hạch có hình hạt đậu hoặc hình trứng, được bao bọc bên ngoài bởi vỏ xơ, nơi lõm vào gọi là rốn hạch. Rốn hạch là nơi đi vào nhu mô hạch của động mạch, là nơi đi ra của bạch huyết quản đi (dẫn bạch huyết ra khỏi hạch) và tĩnh mạch. Trên bề mặt vỏ xơ có nhiều mạch bạch huyết mang bạch huyết đến hạch gọi là huyết quản đến. Từ vỏ xơ tách ra các nhánh xơ tiến sâu vào nhu mô hạch gọi là vách xơ và dây xơ. Vỏ xơ, vách xơ, dây xơ tạo thành khung xơ chống đỡ và bảo vệ nhu mô hạch nằm bên trong khung xơ đó, đều được cấu tạo bởi mô liên kết xơ.
1.1. Cấu tạo của nhu mô hạch gồm:
– Mô lưới
– Các tế bào: Nằm trong các lỗ lưới của mô lưới gồm lympho bào, tương bào, đại thực bào. Sự sắp xếp và phân bố của các tế bào chia nhu mô hạch thành 03 vùng:
o Vùng vỏ: Là vùng ngoại vi của hạch và là nơi tập trung của nhiều tế bào lympho B tạo thành những đám tế bào hình cầu gọi là nang bạch huyết. Cấu tạo của một nang bạch huyết gồm 2 vùng nhuộm màu khác nhau: Vùng ngoại vi tối và vùng trung tâm sáng (trung tâm sinh sản, trung tâm mầm).
o Vùng cận vỏ (vùng vỏ sâu)
o Vùng tủy
– Xoang bạch huyết
– Tuần hoàn máu trong hạch: Động mạch vào hạch qua rốn hạch, rồi phân nhánh trong vỏ xơ, vách xơ. Đến vùng vỏ chúng tạo thành lưới mao mạch phân bố trong các nang bạch huyết, sau đó mao mạch tập hợp tạo thành những tiểu tĩnh mạch hậu mao mạch ở vùng cận vỏ. Máu ra khỏi hạch qua tĩnh mạch nằm ở rốn hạch.
1.2. Sinh lý mô hạch bạch huyết:
– Lọc bạch huyết
– Tạo tế bào lympho
– Tạo kháng thể