Tìm hiểu về que cấy tránh thai
Chống chỉ định của que cấy tránh thai:
Theo Ths. BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh – trưởng Khoa Khám Chuyên gia: que cấy tránh thai là thanh chứa 68 mg Etonogestrel (3-keto-desogestrel) được cấy dưới da với thời gian hoạt động 3 năm. Hiệu quả giảm dần theo thời gian và cân nặng (hiệu quả giảm ở phụ nữ trên 80 kg).
Theo một số nghiên cứu cho thấy, hiệu quả ngừa thai ở que cấy tránh thai là 82% phụ nữ tiếp tục sử dụng sau 1 năm cấy que, Đối với phụ nữ đang cho con bú: Etonogestrel qua sữa mẹ với lượng rất nhỏ không ảnh hưởng tiết sữa hoặc chất lượng sữa mẹ (protein, lactose hoặc chất béo) Nghiên cứu đã so sánh phụ nữ đang nuôi con nhỏ trong vòng 36 tháng đầu sử dùng dụng cụ tử cung (n=33) so với IMPLANON®(n=38) thì không biến đổi số lượng và chất lượng sữa; không khác biệt tăng trưởng và phát triển trẻ. Que cấy tránh thai sử dụng được khi cho con bú và có thể cấy sau sinh 6 tuần.
Chống chỉ định của que cấy tránh thai:
- Có thai hoặc nghi ngờ có thai
- Huyết khối TM tiến triển
- Có hoặc nghi ngờ bệnh ác tính, mẫn cảm steroid SD
- Có hoặc có tiền sử có u gan (lành tính hoặc ác tính)
- Có hoặc có tiền sử bệnh gan nặng & các thông số chức năng gan chưa về bình thường
- Xuất huyết âm đạo chưa rõ nguyên nhân
- Quá mẫn cảm với hoạt chất / bất kỳ tá dược nào của thuốc
Thời điểm sử dụng que cấy tránh thai:
Phải loại trừ khả năng có thai trước khi cấy que
Với việc cấy que tránh thai việc phục hồi nhanh khả năng sinh sản là có thể. Theo nghiên cứu trên 90% phụ nữ rụng trứng sau 2 tuần (đa phần là 10 ngày), chu kỳ kinh cũng phục hồi nhanh sau rút que. Que cấy tránh thai không ảnh hưởng mât độ xương, khôi phục khả năng sinh sản nhanh sau tháo que và góp phần giảm thống kinh
Ths BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh cũng khuyến cáo: sử dụng que cấy tránh thai có thể gây mất kinh, kinh ít, kinh thưa một tỷ lệ rất nhỏ có thể gây rong kinh… giai đoạn vô kinh này không phải là bệnh lý, không ảnh hưởng đến sức khoẻ, vì máu kinh không hề tích tụ trong cơ thể, do tác động của nội tiết để không thể thụ thai. Nếu người phụ nữ ra máu ít hay không ra máu kinh thì điều này còn có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt hay gặp ở phụ nữ thường xuyên vận động nhiều hoặc những bạn có tình trạng bệnh lý gây mất kinh hoặc ít kinh ví dụ như bệnh lạc nội mạc tử cung… Do đó, theo nhiều chuyên gia, vấn đề này chưa hẳn là một bất lợi khi sử dụng que cấy tránh thai.
Ngoài ra chị em cấy que có thể gặp 1 vài tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, mụn trứng cá, khô âm đạo (trường hợp này rất ít gặp)…
Cũng như một số dụng cụ tử cung, Implanon cần phải được đặt tại cơ sở y tế và được thực hiện bởi nhân viên y tế được huấn luyện về cách đặt và rút que cấy.
Kỹ thuật cấy que cấy có thể được thực hiện dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất thì chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ kiểm tra, tư vấn xem mình có phù hợp hay không, tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Theo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội