Các chất ô nhiễm làm tăng tốc độ lão hóa toàn thân như thế nào?
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta phải chịu sự tàn phá của tia UV, ozone, khói thuốc lá, hóa chất công nghiệp và nhiều mối nguy khác. Theo các nhà khoa học Mỹ, sự tiếp xúc này có thể sản sinh gốc tự do trong cơ thể, làm tổn thương ADN và các mô, khiến cơ thể lão hóa sớm.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta phải chịu sự tàn phá của tia UV, ozone, khói thuốc lá, hóa chất công nghiệp và nhiều mối nguy khác. Theo các nhà khoa học Mỹ, sự tiếp xúc này có thể sản sinh gốc tự do trong cơ thể, làm tổn thương ADN và các mô, khiến cơ thể lão hóa sớm.
Trong nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nature, các chuyên gia tại Ðại học Tây Virginia và Ðại học Minnesota đã tạo ra những con chuột biến đổi gien bị thiếu một prôtêin quan trọng trong các tế bào gốc tạo máu, cũng là một loại tế bào miễn dịch. Không có prôtêin này, các tế bào miễn dịch không thể sửa chữa ADN bị hư hỏng. Khi được 5 tháng tuổi, cơ thể chúng giống như một con chuột 2 tuổi, với tất cả các triệu chứng suy giảm thể chất: Mất thính giác, loãng xương, rối loạn chức năng thận, giảm thị lực, tăng huyết áp… Theo trưởng nhóm nghiên cứu Eric Kelley, một con chuột 2 tuổi tương đương với một người 75 tuổi trở lên.
(Ảnh minh họa: Eva)
Nhìn chung, so với chuột bình thường, các dấu hiệu lão hóa tế bào và tổn thương tế bào miễn dịch, lượng tế bào già cỗi, bị hư hỏng trong các cơ quan như gan và thận của chuột biến đổi gien đều nhiều hơn đáng kể. Ðiều này cho thấy tổn thương ADN không được sửa chữa có thể khiến toàn bộ cơ thể bị lão hóa sớm. Nhóm nghiên cứu lý giải rằng khi chúng ta tiếp xúc với chất ô nhiễm, cơ thể sẽ sinh ra các phân tử có phản ứng cao gọi là gốc tự do. Khi tương tác với các phân tử sinh học quan trọng, như prôtêin hoặc ADN, các gốc tự do có thể tổn hại và làm rối loạn chức năng các phân tử sinh học này.
Theo nhóm nghiên cứu, ngoài những trường hợp tiếp xúc chất ô nhiễm không thể tránh khỏi (do đặc thù nghề nghiệp chẳng hạn), chúng ta vẫn có thể hạn chế sự tăng sinh các gốc tự do có hại gây lão hóa sớm liên quan đến lối sống (như hút thuốc, uống rượu và tiếp xúc thuốc trừ sâu…). “Một điếu thuốc lá có thể sinh ra từ 10 đến 16 gốc tự do trong mỗi lần hút”, chuyên gia Kelley ví dụ.
Nói tóm lại, khi cơ thể già đi, mức độ tổn thương gây ra bởi các gốc tự do sẽ lớn dần. Nếu chúng ta tiếp xúc nhiều chất ô nhiễm hơn và tích tụ nhiều gốc tự do hơn, sự cân bằng giữa gốc tự do và chất chống ôxy hóa trong cơ thể sẽ bị phá vỡ nhanh hơn, dẫn đến lão hóa sớm.
Theo Study Finds