Dưỡng chất tốt cho người già có đôi chân yếu
Đối với người già có đôi chân yếu, ngoài việc vận động hợp lý thì cải thiện chế độ dinh dưỡng, dưỡng chất sẽ rất tốt cho cơ thể.
Canxi
Canxi là thành phần chính của xương, việc mất canxi dễ gây loãng xương. Do chức năng đường tiêu hóa suy yếu, axit dạ dày tiết ra ít nên người cao tuổi sẽ bị kém hấp thu canxi.
Thiếu canxi không chỉ biểu hiện là yếu chân mà còn có hiện tượng co giật tay chân, tứ chi, khóe miệng tê dại, tóc khô và các triệu chứng khác.
Để bổ sung canxi hàng ngày, ngoài việc ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như các loại thịt nạc, trứng, sữa, các loại hạt, tôm cá… chúng ta còn có thể sử dụng các loại thuốc bổ sung canxi dạng uống phù hợp như canxi lactate, canxi cacbonat…
Kali
Kali cũng là nguyên tố kim loại rất quan trọng trong cấu tạo cơ thể. Nồng độ kali trong máu bình thường là 3,5-5,5 mmol/lít, người khỏe mạnh không cần bổ sung thêm.
Tuy nhiên, do người già răng lung lay và rụng, chức năng đường tiêu hóa suy yếu, dinh dưỡng không đủ cân đối, dễ dẫn đến cơ thể không đủ kali. Ngoài ra, bệnh nhân tăng huyết áp sẽ sử dụng thuốc lợi tiểu khi dùng thuốc hạ huyết áp, tuy làm tăng lượng nước tiểu nhưng cũng sẽ đẩy nhanh quá trình mất kali, từ đó xuất hiện các triệu chứng thiếu hụt kali.
Thiếu kali ở người già ngoài hiện tượng yếu chân còn gây tổn thương tất cả các mô trong cơ thể, trong đó tim và thận bị tổn thương nặng nề nhất. Chúng ta có thể ăn nhiều thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như đậu, cần tây, rau bina, nấm, ngũ cốc ngô, khoai tây, khoai lang,…
Glucosamine
Đây là một chất có thể được cơ thể con người tổng hợp một cách độc lập. Đồng thời, nó là một chất dinh dưỡng quan trọng để hình thành tế bào sụn và thành phần mô tự nhiên để duy trì sức khỏe của sụn khớp. Glucosamine có thể sửa chữa tái tạo sụn khớp, thúc đẩy sản sinh dịch khớp, giảm ma sát cứng của bề mặt khớp, phục hồi không gian khớp trở lại bình thường.
Tuy nhiên, sau 30 tuổi, lượng glucosamine sẽ mất dần. Đặc biệt là sau khi bước vào tuổi già, cơ thể con người không còn khả năng tổng hợp đường amoniac một cách độc lập. Đối với người cao tuổi như thoái hóa khớp gối, cường xương, viêm màng hoạt dịch, mềm xương bánh chè, trầy xước sụn chêm… đều có liên quan trực tiếp đến việc cơ thể thiếu hụt glucosamine dẫn đến tình trạng chân đau nhức, yếu ớt.
Theo Aboluowang