Khám bệnh mạch vành ở đâu tin cậy?
Theo số liệu thống kê của Hội Tim mạch học Việt Nam thì cứ 3 người trưởng thành sẽ có 1 người có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, mà đặc biệt hay gặp là bệnh mạch vành. Và cũng chính căn bệnh này đã và đang cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người mỗi năm. Đây là một con số đáng báo động bởi con số này vẫn chưa dừng lại tại đó mà đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Vậy, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh mạch vành, khi có nguy cơ mắc bệnh thì nên khám bệnh mạch vành ở đâ
Theo số liệu thống kê của Hội Tim mạch học Việt Nam thì cứ 3 người trưởng thành sẽ có 1 người có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, mà đặc biệt hay gặp là bệnh mạch vành. Và cũng chính căn bệnh này đã và đang cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người mỗi năm. Đây là một con số đáng báo động bởi con số này vẫn chưa dừng lại tại đó mà đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Vậy, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh mạch vành, khi có nguy cơ mắc bệnh thì nên khám bệnh mạch vành ở đâu là tốt giúp kiểm soát các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Cùng tìm hiểu bệnh mạch vành là gì?
Bệnh mạch vành hay còn gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ, đây là bệnh của các động mạch nuôi tim. Bệnh mạch vành xảy ra khi có một hay nhiều các nhánh của động mạch vành bị hẹp lại và bị cản trở do những mảng bám hình thành và tích tụ bên trong lòng động mạch vành, khiến lưu lượng máu đến nuôi tim giảm đi. Hậu quả là tim không thể nhận được đủ lượng máu và oxy cần thiết để duy trì sự sống dẫn đến những cơn đau thắt ngực hoặc có thể là tình trạng nhồi máu cơ tim cấp tính.
Những yếu tố nào gây tăng tích tụ mảng bám trong lòng động mạch vành gây bệnh mạch vành?
Bệnh mạch vành là một trong những bệnh lý mạn tính thường diến tiến trong nhiều năm, do đó trong suốt quá trình sống có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây hình thành mảng bám và tăng tích tụ chúng trong lòng động mạch vành gây ra bệnh mạch vành. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch vành có thể kể đến như:
Tuổi tác
Theo các số liệu thống kê cho thấy thì khi lớn tuổi thành mạch máu sẽ trở nên kém đàn hồi hơn, mạch máu trở lên xơ cứng, theo thời gian các mảng bám cũng dễ hình thành và phát triển hơn so với người trẻ tuổi. Độ tuổi thường gặp các bệnh mạch vành là trên 50 tuổi với nam giới và trên 55 tuổi đối với nữ giới.
Giới tính
Thường thì nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tăng tích tụ mảng bám trong lòng mạch vành cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, sau mãn kinh tỷ lệ nữ giới có nguy cơ bệnh mạch vành lại cao hơn so với nam giới.
Có tiền sử mắc các bệnh mạn tính
Tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid và đái tháo đường là bộ 3 bệnh lý mạn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành. Như tình trạng tăng huyết áp thường xuyên kéo dài, sẽ làm tăng áp lực của máu lên thành động mạch vành khiến mạch vành dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho mảng bám hình thành và gây thu hẹp lòng mạch vành hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch. Hay khi lượng cholesterol “xấu” (HDL-Cholesterol) tăng nhiều trong máu sẽ dẫn đến lắng đọng ở thành mạch máu và gây nên các mảng xơ vữa động mạch khiến lòng mạch máu bị hẹp tắc hoặc chúng có thể vỡ ra hình thành cục máu động trong lòng mạch.
Tiền sử gia đình
Những người có người thân trong gia đình như bố mẹ, ông bà, anh chị em mắc bệnh mạc vành sẽ có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn so với người khác.
Lối sống tĩnh tại, ít vận động
Những người thường xuyên ngồi một chỗ, không luyện tập thể dục thể thao đều đặn, ít di chuyển, sẽ có nguy cơ cao hơn đối với các bệnh tim mạch và và bệnh mạch vành.
Hút thuốc lá
Trong khói thuốc lá có chứa hàng nghìn chất độc hại cho cơ thể, các chất này khi đi vào máu có thể làm tổn thương các mạch máu, gây tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Các nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc lá chủ động có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 – 4 lần so với người bình thường.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Thói quen ăn mặn hay tiêu thụ quá mức các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, tinh bột,… dẫn đến dư thừa lượng chất béo trong cơ thể, tăng nồng độ cholesterol “xấu” (HDL-Cholesterol) có thể gây tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Do đó, để phòng ngừa căn bệnh mạch vành nguy hiểm này, hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh, hãy chủ động thay đổi những thói quen sinh hoạt cá nhân của bản thân, tăng cường vận động thể dục thể thao, ngừng hút thuốc lá và cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính đang gặp phải, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đầy lùi căn bệnh quái ác này.
Cần đi khám bệnh mạch vành khi nào?
Có đến hơn nửa số người bệnh mạch vành được phát hiện bệnh dựa trên bệnh cảnh cơn đau thắt ngực của họ, tuy nhiên vẫn có những trường hợp người bệnh hoàn toàn không có biểu hiện lâm sàng, nhất là khi mức độ của bệnh mạch vành còn nhẹ. Một cơn đau thắt ngực điển hình khi có đầy đủ 3 yếu tố đó là:
– Đau vùng sau xương ức kiểu bóp nghẹt hoặc đè nặng trong thời gian ngắn, tuy nhiên cơn đau không kéo dài quá vài phút, đau có thể lan lên cổ, xương hàm, bả vai trái và lan xuống cánh tay và bàn tay trái.
– Cơn đau xuất hiện khi gắng sức hoặc gặp stress căng thẳng, xúc động hay tức giận…
– Giảm đau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch vành.
Khi cơn đau thắt ngực chỉ có 2 trong 3 yếu tố trên được gọi là cơn đau thắt ngực không điển hình. Nếu chỉ có ≤1 trong 3 yếu tố trên thì đây là cơn đau thắt ngực không đặc hiệu.
Ngoài bệnh cảnh cơn đau thắt ngực, người bệnh mạch vành có thể có kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, nôn ói, vã mồ hôi, người mệt mỏi, thở khó khăn, hay bồn chồn, lo lắng, tim đập không đều,…
Chính vì vậy, khi bạn hay người thân đang gặp phải các dấu hiệu bệnh kể trên, hãy chủ động đi thăm khám bệnh mạch vành sớm để kịp thời phát hiện và điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy của bệnh.
Khám bệnh mạch vành ở đâu tốt ?
Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Khu nhà C – số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 7, khung giờ từ 6h30 đến 18h.
Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở chuyên sâu về tim mạch hàng đầu trên cả nước. Với đội ngũ cán bộ là các bác sĩ tim mạch đầu ngành, giỏi chuyên môn cùng vật tư trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong thăm khám bệnh tim mạch như máy siêu âm Doppler tim màu 3D, máy siêu âm mạch máu, hệ thống gắng sức, thảm chạy, Holter điện tâm đồ và Holter huyết áp 24 giờ,… giúp việc thăm khám và điều trị các tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành đạt hiệu quả cao.
Viện Tim mạch – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 7, khám từ 6h30 đến 17h
Viện Tim mạch – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một trong những địa chỉ khám và điều trị bệnh mạch vành uy tín hàng đầu cả nước. Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, giúp các bác sĩ triển khai thực hiện được các kỹ thuật, phương pháp điều trị tiên tiến trong điều trị bệnh mạch vành cũng như các bệnh lý tim mạch khác.
Bệnh viện Tim Hà Nội
Cơ sở 1: 92 Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cơ sở 2: Đường Võ Chí Công, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Thời gian làm việc: Khám cả ngày từ Thứ 2 – Chủ Nhật (cuối tuần chỉ có hình thức khám dịch vụ)
Bệnh viện Tim Hà Nội có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng nhu cầu khám và chẩn đoán bệnh mạch vành tốt nhất với đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và tay nghề giỏi thăm khám và điều trị bệnh.
Viện Tim TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: số 88 Thành Thái, Phường 12, Quận 10, TP HCM
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6 khung giờ từ 6h00 – 16h30, thứ 7 từ 6h00 – 11h30.
Viện Tim TP Hồ Chí Minh là một trong số những địa chỉ chuyên sâu về tim mạch hàng đầu tại TP Hồ Chí Minh. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y bác sĩ giỏi cùng với trang thiết bị y tế hiện đại, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám 1.000 bệnh nhân, thực hiện các biện pháp can thiệp phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị cho nhóm bệnh tim mạch chính như tim bẩm sinh, bệnh mạch vành, đặt máy tạo nhịp,…
Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ:
Cơ sở 1: số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
Cơ sở 2: Số 201 Đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6, khung giờ từ 06h30 đến 16h30
Thứ 7 từ 06h30 đến 12h
Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh là một trong số những bệnh viện lớn nhất tại TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Bệnh viện có thế mạnh ở nhiều chuyên khoa khác nhau, trong đó chuyên khoa tim mạch là một trong các chuyên khoa có thế mạnh chuyên môn sâu của Bệnh viện. Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại ngày càng được cải thiện giúp hỗ trợ đắc lực cho các y bác sỹ trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành.
Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: Số 208 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6, thời gian từ 7h00 đến16h00 (không nghỉ trưa)
Thứ 7 làm từ 7h00 tới 11h
Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Chợ Rẫy gồm 3 khoa là khoa Hồi sức Phẫu thuật tim, khoa Nội Tim mạch và khoa Tim mạch can thiệp với đội ngũ y bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành tim mạch giúp người bệnh có thể yên tâm điều trị bệnh. Ngoài đội ngũ y bác sĩ giỏi và chuyên môn sâu về tim mạch, bệnh viện còn được trang bị những thiết bị y khoa tiên tiến phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và can thiệp phẫu thuật các bệnh về tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành, do đó, đây là một trong những cơ sở khám bệnh mạch vành tốt nhất cả nước.
Mai Thanh