Hotline: +84 0777. 943. 888

Món ăn giải nhiệt ngày hè dân dã

02/11/2024 15:57

Mùa hè nóng bức khó chịu khiến mọi người ăn uống không được ngon miệng, luôn háo khát và muốn uống nước. Mùa hè cũng là thời điểm nhiều bệnh truyền nhiễm, các vấn đề mụn nhọt, da liễu phát sinh. Để cải thiện tình trạng nóng mùa hè và ngăn ngừa các bệnh thường gặp người dân có thể lựa chọn 1 số món ăn giải nhiệt mùa hè dân dã.

Mùa hè nóng bức khó chịu khiến mọi người ăn uống không được ngon miệng, luôn háo khát và muốn uống nước. Mùa hè cũng là thời điểm nhiều bệnh truyền nhiễm, các vấn đề mụn nhọt, da liễu phát sinh. Để cải thiện tình trạng nóng mùa hè và ngăn ngừa các bệnh thường gặp người dân có thể lựa chọn 1 số món ăn giải nhiệt mùa hè dân dã.

1. Canh mướp đắng nhồi thịt

Mướp đắng còn có tên đông y là khổ qua, có vị đắng tính hàn, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, lợi niệu. Sử dụng mướp đắng vào mùa hè không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, làm mát, hạ đường máu, tăng sự thèm ăn, kích thích tiêu hóa.

– Nguyên liệu: Mướp đắng 2 quả, Thịt lợn băm nhỏ 200g, hành tím, mộc nhĩ, gia vị vừa đủ

– Cách chế biến: Mướp đắng cắt thành từng khúc dài 6-8cm, dùng thìa bỏ hết ruột bên trong rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để làm sạch và giảm đắng. Thịt băm nhỏ trộn cùng hành tím băm, mộc nhĩ nấm hương băm nhỏ, muối, mì chính, tiêu cho vừa.

Vớt mướp đắng ra để ráo nước, sau đó nhồi hỗn hợp thịt vào ruột của mướp đắng cho đến khi hết. Đun khoảng 500ml nước lọc, đến khi sôi thì cho mướp đắng vào hầm nhừ, nêm gia vị vừa ăn. Bắc ra thêm hành lá, ngò cho thơm

2. Hoa thiên lý nấu cua

Hoa thiên lý được người dân sử dụng trong các món ăn mùa hè rất nhiều. Theo đông y hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt chống rôm sảy, an thần, tăng cường sức khỏe. Khi nấu cùng cua sẽ có bát canh thanh mát lại cực ngon giữa mùa hè nóng nực.

Nguyên liệu: Hoa thiên lý 200g, Cua đồng 200g, gia vị vừa đủ

Cách chế biến: Cua đồng rửa sạch, bỏ yếm, tách mai và phần thân mình. Dùng tăm khêu gạch cua để riêng vào 1 bát con, phần thân mình xay nhuyễn rồi lọc lấy 500ml nước.
Cho nước lọc cua vào nồi cùng 1 thìa muối và 1 thìa mì chính, khuấy cho tan thì bật lửa đun nhỏ vừa để gạch cua nổi lên mà không nát. Khi sôi đổ thêm bát gạch cua vào đun thêm 5 phút, sau đó cho hoa thiên lý vào đun sôi. Nêm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Món này ăn kèm cơm và 2-3 quả cà muối thì không gì ngon bằng.

3. Cháo gà đậu xanh

Đậu xanh còn có tên là lục đậu xác, theo đông y nó có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sáng mắt. Khi dùng đậu xanh nên ăn cả vỏ để phát huy được tác dụng.

– Nguyên liệu: Đậu xanh 100g, gạo tẻ 50g, gà mái tơ ½ con

– Cách chế biến: Đậu xanh và gạo ngâm khoảng 3-4 giờ cho nở, sau đó vớt ra để ráo nước. Gà làm sạch, cho vào nồi cùng 1.5 lít nước, 5 lát gừng, 1 củ hành tím băm nhỏ, 1 thìa muối luộc cho chín. Sau đó vớt gà ra, cho gạo và đỗ xanh vào ninh đến khi chín mềm. Phần gà bỏ xương, xé nhỏ thịt rồi xào cùng hành tím, gia vị cho vừa ăn.

Đợi cháo chín mềm nêm lại gia vị, múc ra từng bát rồi xúc thêm gà xé lên trên, thêm chút hành lá và ngò cho thơm. Món cháo gà đậu xanh nên ăn 1 tuần 1-2 lần vừa tốt cho hệ tiêu hóa, thanh nhiệt lại bổ dưỡng sức khỏe.

Bác sĩ Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)

A LÔ BÁC SĨ - TẠP CHÍ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Cơ quan của Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 52/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/02/2020
Tổng Biên tập: TS.Vương Văn Việt
Phụ trách chuyên trang:
Phó Tổng biên tập: ThS.Chu Thị Loan
Trụ sở Tòa soạn:
Số 99 Nguyễn Phong Sắc, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ts.alobacsy@gmail.com
Hotline: 0777. 943. 888