Hotline: +84 0777. 943. 888

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi thời tiết chuyển lạnh

02/11/2024 15:44

Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi dòng máu cung cấp cho một phần của não, nuôi các cơ quan đặc biệt là não đột nhiên bị chặn lại hoặc khi có một mạch máu trong não bộ bị vỡ khiến máu tràn ra ngoài đè ép vào các tế bào não.

Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi dòng máu cung cấp cho một phần của não, nuôi các cơ quan đặc biệt là não đột nhiên bị chặn lại hoặc khi có một mạch máu trong não bộ bị vỡ khiến máu tràn ra ngoài đè ép vào các tế bào não.

Khi trời lạnh, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời việc thay đổi nhiệt độ đột ngột (từ trong phòng ấm ra trời lạnh,…) nên dẫn đến tình trạng mạch máu co thắt mạch máu, cơ thể giữ nước. Từ đó có thể làm cho huyết áp tăng cao đột ngột nên dễ dẫn đến các tai biến như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

422951767_933468838784565_5840574081654083886_n

Những người nào có nguy cơ đột quỵ khi trời lạnh?

– Có những cơn đau thắt ngực không rõ nguyên nhân.

– Hay hồi hộp, tim đánh trống ngực hoặc cảm giác hụt nhịp tim.

– Luôn cảm thấy mệt mỏi khó thở nhiều, thở khò khè, đau mỏi cơ bắp, bị chuột rút.

– Mạch đập quá nhanh hoặc quá chậm khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi bình thường.

– Béo phì, thừa cân, ít vận động.

– Hút thuốc lá thường xuyên hoặc uống rượu bia nhiều.

– Có người thân trong gia đình bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

– Bị đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

– Nữ trên 45 tuổi, nam trên 40 tuổi.

– Với những người từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, trời lạnh sẽ làm tăng nguy cơ nặng/tái phát các bệnh nói trên.

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, như: Đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt; Cử động khó, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc; Khó phát âm, nói ngọng bất thường; Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ, mất thăng bằng đột ngột; Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh…

Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra, không nên uống bất cứ loại thuốc nào, xoa bóp, bấm huyệt. Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là 3 – 6h, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nặng nề hơn.

Dù trời nóng hay trời lạnh thì việc tầm soát đột quỵ là vô cùng quan trọng để phát hiện bệnh sớm và có những biện pháp điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Thị xã Phú Thọ

A LÔ BÁC SĨ - TẠP CHÍ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Cơ quan của Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 52/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/02/2020
Tổng Biên tập: TS.Vương Văn Việt
Phụ trách chuyên trang:
Phó Tổng biên tập: ThS.Chu Thị Loan
Trụ sở Tòa soạn:
Số 99 Nguyễn Phong Sắc, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ts.alobacsy@gmail.com
Hotline: 0777. 943. 888