Hotline: +84 0777. 943. 888

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu như thế nào để tránh những biến chứng xảy ra?

02/11/2024 15:47

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do Virus gây ra, bệnh lưu hành quanh năm trên phạm vi cả nước. Ai cũng có nguy cơ bị thủy đậu nhưng trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm thủy đậu nhất.

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do Virus gây ra, bệnh lưu hành quanh năm trên phạm vi cả nước. Ai cũng có nguy cơ bị thủy đậu nhưng trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm thủy đậu nhất.

Bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường không khí, thông qua các giọt bắn của người bị bệnh khi ho hắt hơi… Hoặc do tiếp xúc với đồ vật chứa Virus  gây bệnh.

Ngoài ra, bệnh cũng dễ dàng lây nhiễm nếu tiếp xúc với dịch tiết trong các nốt mụn của người bị bệnh thủy đậu. tại nhà, tuy nhiên có thể gây biến chứng ảnh hưởng đối với trẻ em. Chăm sóc trẻ bị thủy đậu như thế nào để tránh những biến chứng xảy ra?

Các biểu hiện về bệnh thủy đậu

Khi khởi phát bệnh trẻ có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, trẻ nhỏ thường không chịu chơi, quấy khóc, có trường hợp sốt cao T: 39-40 độ C, trẻ trằn trọc,có thể co giật do sốt, kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên.

14a

(Ảnh: Báo Bạc Liêu)

Khởi phát là những ban dát màu đỏ, sau đó thành nốt phỏng nước trong, rất nông như đật trên mặt da, sau 24 đến 48h ngả màu vàng, có hình cầu nổi trên mặt da 2mm, ban mọc rải rác toàn thân kể cả chân tóc, trong miệng, hầu như không có ở lòng bàn chân bàn tay.

Ban mọc 3-4 ngày một đợt, vì vậy trên một vùng da có thể thấy nốt ban ở các mức độ khác nhau.

Sau từ 4- 6 ngày, nốt thủy đậu tự động khô, đóng vảy màu nâu sẫm và bong ra sau 1 tuần, không để lại sẹo vĩnh viễn, trừ khi có loét và bội nhiễm.

Bệnh có thể kéo dài từ 7-10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi trông trẻ.

Những biến chứng cần chú ý đến bệnh thủy đậu ở trẻ em

Trẻ em sức đề kháng còn non yếu nên bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề nếu cha mẹ không chăm sóc đúng cách.

Cụ thể là :

Những vết mụn nước bị nhiễm trùng, tạo mủ, rất dễ thành sẹo vĩnh viễn, gây mất thẩm mỹ bởi mụn nước ở thủy đậu thường mọc rất dày trên bề mặt.

Nhiễm khuẩn huyết: đây là biến chứng nguy hiểm rất thường gặp

Viêm phổi: bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu như tím tái, khó thở, ho nhiều…

Viêm tai, viêm thanh quản, mụn nước thủy đậu có thể mọc trong tai, niêm mạc miệng dẫn đến viêm ở các vùng này.

Viêm não, viêm màng não biến chứng này đặc biệt nguy hiểm, có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như sốt rất cao, hôn mê, co giật và rối loạn tri giác.

Ngoài ra còn một số biến chứng khác ít gặp hơn là viêm võng mạc, viêm cầu thận…

Cách chăm sóc cho trẻ bị thủy đậu tại nhà

Khi trẻ bị thủy đậu cần được phát hiện sớm, cách ly để tránh lây lan và cần chăm sóc đúng cách tránh những biến chứng của bệnh. Bệnh thường lành tính nhưng đôi khi gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để việc điều trị cho trẻ bị bệnh thủy đậu hiệu quả cần kết hợp chế độ chăm sóc đúng cách, dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu.

Vì bệnh có thể lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên gia đình nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn, trẻ cần ở phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời. Thời gian cách ly từ 7-10 ngày từ lúc bắt đầu cho đến khi các nốt phỏng khô vảy hoàn toàn

Trường hợp phải tiếp xúc với trẻ bị thủy đậu cần phải đeo khẩu trang tránh lây nhiễm, cần vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc trẻ.

Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm sạch, nên mặc quần áo rộng, mỏng, vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng

Trẻ nên sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng, khăn mặt, cốc, chén, bát đũa, thìa…

Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu, bổ sung thực phẩm giàu viatamin C, uống nhiều nước

Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý

Lưu ý để nốt phỏng tự vỡ, tránh làm vỡ các nốt phỏng vì sẽ để lại sẹo và dễ bị nhiễm khuẩn

Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên các nốt phỏng nước nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị.

Cách phòng tránh bệnh

Bệnh có thể lây lan nhanh chóng và trở thành dịch bệnh nên việc phòng ngừa bệnh thủy đậu là rất quan trọng. Phòng ngừa bệnh thủy đậu một cách chủ động và có hiệu quả.

Hiện nay đã có các vaxin phòng bệnh thủy đậu tiêm phòng từ rất sớm khi trẻ được 9 tháng tuổi trở lên, nên cho trẻ được tiêm phòng nhằm tránh lây nhiễm trong các đợt dịch bệnh thủy đậu.

Sau mắc thủy đậu sức đề kháng của trẻ thường giảm sút, do đó cần chăm sóc tốt về dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng để tránh mắc bệnh.

                                                      CNĐD Lê Thị Hằng – Khoa Nhi

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

A LÔ BÁC SĨ - TẠP CHÍ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Cơ quan của Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 52/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/02/2020
Tổng Biên tập: TS.Vương Văn Việt
Phụ trách chuyên trang:
Phó Tổng biên tập: ThS.Chu Thị Loan
Trụ sở Tòa soạn:
Số 99 Nguyễn Phong Sắc, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ts.alobacsy@gmail.com
Hotline: 0777. 943. 888