Hotline: +84 0777. 943. 888

Chiều cao người Việt: Đã cao nhưng vẫn còn thấp so với thế giới

02/11/2024 15:44

Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng vi chất năm 2020, chiều cao trung bình của người Việt Nam đã có nhiều cải thiện so với trước đây. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chiều cao của người Việt Nam vẫn còn thấp.

Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng vi chất năm 2020, chiều cao trung bình của người Việt Nam đã có nhiều cải thiện so với trước đây. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chiều cao của người Việt Nam vẫn còn thấp.

Chiều cao chuẩn của nam nữ Việt Nam hiện nay

Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới): Chiều cao trung bình của nam giới trên thế giới là 175,6cm. Chiều cao trung bình của nữ giới trên thế giới là 161,4cm.

Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng vi chất năm 2020: Chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam ở độ tuổi 18-24 là 168,1cm, tăng 2,2cm so với năm 2010.

Bảng chiều cao cân nặng của nam

Chiều cao trung bình của nữ giới Việt Nam ở độ tuổi 18-24 là 156,2cm, tăng 1,8cm so với năm 2010.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn nữ trưởng thành

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn nữ trưởng thành

Như vậy, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam hiện nay thấp hơn 7,5cm so với mức trung bình của thế giới. Chiều cao trung bình của nữ giới Việt Nam thấp hơn 5,2cm so với mức trung bình của thế giới. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là chiều cao trung bình, chiều cao của mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như di truyền, dinh dưỡng, sinh hoạt.

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao có thể kể đến như:

Yếu tố di truyền: Chiều cao của con người chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố di truyền. Tuy nhiên, yếu tố di truyền không phải là yếu tố quyết định duy nhất.

Dinh dưỡng: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ em và thanh thiếu niên. Con ăn uống, bổ sung gì cũng được, nhưng phải giàu MenaQ7, canxi không lắng đọng, Vitamin D3, Magie và Arginin,…

Giấc ngủ: Chiếm 16%, bố mẹ hướng cho con ngủ sớm, ngủ sâu thì con sẽ có nhiều cơ hội để phát triển chiều cao hơn. Thời gian ngủ lý tưởng của con là trước 22h00 để 23h00 – 1h00 sáng để cơ thể của con tiết ra hormone tăng trưởng – Con có thể dài ra trong giấc ngủ.

Vận động: Chiếm 20%, con càng hiếu động, càng chơi nhiều các môn thể thao thường xuyên và liên tục với cường độ cao thì càng có thể tăng cao hơn so với các bạn cùng trang lứa. Trong đó, nhảy dây là bộ môn hiệu quả, dễ dàng thực hiện.

Các bài tập tăng chiều cao tốt cho các con mà bố mẹ nên biết!

Giải pháp để cải thiện chiều cao

Vấn đề lớn nhất khiến con chưa cao về bản chất cũng không nằm ở Canxi, D3, K2 hay hoạt chất khác. Bởi nếu con đã hết tuổi cao thì dù có bổ sung bao nhiêu dưỡng chất đi nữa con con cũng không cao lên được.

Con thường kết thúc quá trình lớn của mình sớm hơn bố mẹ nghĩ. Con gái 13-14 tuổi, con trai 15-16 tuổi là thường đã chậm cao thậm chí dừng hẳn. Khi các con dậy thì, hormon sinh dục sẽ cốt hóa các đầu sụn và làm ngừng quá trình tăng trưởng của các con.

Như vậy vấn đề là ba mẹ cần “tiêu dùng” dinh dưỡng đúng giai đoạn. Nếu con đang trong giai đoạn phát triển chiều cao thì hoàn toàn không khó để giúp con vượt lên. Nói cách khác, nguyên nhân chính làm con bị thấp là do bố mẹ nghĩ tới việc tăng chiều cao khi quá muộn.

Những quốc gia có chiều cao tăng trưởng trong các thập kỷ qua, có thể kể đến như Nhật Bản không phải là họ có “bí quyết gì đó” mà Việt Nam không có. Bí quyết nằm ở: Họ ý thức được việc tăng chiều cao từ sớm cho con.

Thời gian trôi qua rất nhanh và không mấy chốc bạn 8 tuổi lại trở thành bạn 15 tuổi và lại coi như hết cơ hội cao! Bởi vậy, bố mẹ hãy nghĩ tới việc tăng chiều cao cho con mình ngay từ bây giờ.

Ngọc Nguyễn

A LÔ BÁC SĨ - TẠP CHÍ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Cơ quan của Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 52/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/02/2020
Tổng Biên tập: TS.Vương Văn Việt
Phụ trách chuyên trang:
Phó Tổng biên tập: ThS.Chu Thị Loan
Trụ sở Tòa soạn:
Số 99 Nguyễn Phong Sắc, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ts.alobacsy@gmail.com
Hotline: 0777. 943. 888