Phù tay chân hay phù toàn thân là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Phù là hiện tượng tăng thể tích dịch ngoài tế bào ở khu vực gian bào, có thể phát hiện được trên lâm sàng. Phù có thể do bệnh thận gây ra, là một trong những nguyên nhân hay gặp, đặc điểm phù do thận là trắng, mềm, ấn lõm. Phù thường xuất hiện ở mi mắt, ở mặt trước, rồi mới xuống chi dưới và phù toàn thân, chân tay, lưng, bụng, bộ phận sinh dục.
Phù là hiện tượng tăng thể tích dịch ngoài tế bào ở khu vực gian bào, có thể phát hiện được trên lâm sàng. Phù có thể do bệnh thận gây ra, là một trong những nguyên nhân hay gặp, đặc điểm phù do thận là trắng, mềm, ấn lõm. Phù thường xuất hiện ở mi mắt, ở mặt trước, rồi mới xuống chi dưới và phù toàn thân, chân tay, lưng, bụng, bộ phận sinh dục.
Các nguyên nhân gây phù có thể gặp trong các bệnh lý thận như: hội chứng viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư, hội chứng suy thận cấp, hội chứng suy thận mạn, bệnh thận có kèm theo suy tim hay suy dinh dưỡng…
Hiện nay, các bệnh liên quan đến thận ngày càng xuất hiện nhiều, gây lo lắng cho người bệnh. Người bình thường có 2 quả thận, hình hạt đậu, nằm dọc hai bên cột sống, trong hố thận, sau phúc mạc, vào quãng từ đốt sống ngực 12 (D12) đến đốt thắt lưng 3 (L3).
Thận được ví như nhà máy lọc và xử lý chất độc cho cơ thể. Nhiệm vụ chính của thận là sản xuất và bài tiết nước tiểu, giúp loại bỏ các chất độc tồn đọng trong máu và giúp các chất trong hệ tuần hoàn ổn định về nồng độ. Chưa kể, thận còn tham gia vào một số hoạt động nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình tạo máu, xương và ổn định huyết áp.
Bệnh thận là thuật ngữ chung dùng để chỉ những trường hợp thận bị tổn thương, hư hỏng và không thể lọc máu theo cách bình thường.
BSCKII Nguyễn Thị Thủy – Phó Trưởng khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức