Hotline: +84 0777. 943. 888

Đau và nổi mụn đỏ trong họng sau cắt amidan, nguy hiểm không?

02/11/2024 15:48

Chào bác sĩ! Sau khi cắt amidan được hơn 1 tháng mà tôi vẫn còn cảm giác đau. Thành sau họng và cuống lưỡi nổi những nốt mụn màu đỏ to như hạt đậu xanh. Mong bác sĩ giải thích giúp tôi có làm sao không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

(Nguyễn Hưng – Hungg…@gmail.com)

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bệnh viện Trưng VươngXem thông tin

Người bệnh có thể tái viêm họng sau cắt amidan

Chào bạn,

Sau khi cắt amidan, vết thương có thể còn phù nề, sung huyết và có phản ứng viêm trong vài ngày đầu (khoảng 7-10 ngày). Sau đó, vết thương sẽ lành nhanh chóng. Bình thường sau mổ cắt amidan 10 ngày, nếu người bệnh tuân thủ kiêng các chất chua, cay, rắn, nóng, nước có ga, chất kích thích thì hầu như không còn cảm giác đau, vướng, đàm nhớt ở họng nữa. vết cắt Amygdal trong họng thường sẽ lành hẳn sau mổ 2 tuần.

Trường hợp sau cắt amidan mà người bệnh còn đau họng kéo dài hơn 2 tuần, đặc biệt thành sau họng và cuống lưỡi vẫn còn các nốt đỏ là do trước đó người bệnh có viêm amyddal mạn kèm viêm họng mạn. Amidan đã được giải quyết nhưng mà viêm mạn tính ở thành sau họng thì cần thêm thời gian.

Thậm chí, người bệnh có thể viêm họng tái đi tái lại tiếp tục nếu giữ không kỹ, như hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường và nói to, nói nhiều, ăn đồ chua cay nóng, uống nước đá lạnh, viêm mũi xoang mạn không chữa tận gốc, trào ngược dạ dày thực quản…

Nếu mức độ đau không nhiều, bạn có thể xử lý bằng súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.

Trường hợp đau còn nhiều và có thểm biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản thì nên khám lại tại chuyên khoa Tiêu hóa để được kê thuốc hỗ trợ giảm đau và ổn định dạ dày thì họng mới bớt viêm được, bạn nhé.

Thân mến.

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

Gửi câu hỏi tới địa chỉ Fanpage: AloBacsi – Hỏi bác sĩ trả lời

Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983

A LÔ BÁC SĨ - TẠP CHÍ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Cơ quan của Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 52/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/02/2020
Tổng Biên tập: TS.Vương Văn Việt
Phụ trách chuyên trang:
Phó Tổng biên tập: ThS.Chu Thị Loan
Trụ sở Tòa soạn:
Số 99 Nguyễn Phong Sắc, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ts.alobacsy@gmail.com
Hotline: 0777. 943. 888