Hotline: +84 0777. 943. 888

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh máu khó đông A

02/11/2024 15:41

Bệnh máu khó đông hemophilia – còn được gọi là rối loạn đông máu di truyền, là một bệnh hiếm gặp, khiến máu không đông lại được như bình thường. Thông thường, quá trình hình thành cục máu đông giúp ngăn ngừa nguy cơ chảy máu sau khi bị chấn thương. Nếu quá trình đông máu không xảy ra, một vết thương có thể chảy rất nhiều máu.

Bệnh máu khó đông hemophilia – còn được gọi là rối loạn đông máu di truyền, là một bệnh hiếm gặp, khiến máu không đông lại được như bình thường. Thông thường, quá trình hình thành cục máu đông giúp ngăn ngừa nguy cơ chảy máu sau khi bị chấn thương. Nếu quá trình đông máu không xảy ra, một vết thương có thể chảy rất nhiều máu.

Nguyên nhân gây bệnh máu khó đông

Nguyên nhân máu khó đông là do cơ thể bệnh nhân không có đủ các yếu tố đông máu. Trong cơ thể có 13 yếu tố đông máu hoạt động cùng nhau để hình thành cục máu đông. Các yếu tố đông máu này được đặt theo số la mã từ I đến XIII.

Có 3 thể bệnh máu khó đông tương ứng với loại yếu tố đông máu bị thiếu hụt: Hemophilia A; Hemophilia B; Hemophilia C.

Tiến sĩ Manisha Rastogi, chuyên gia tư vấn Sản phụ khoa, Bệnh viện Sparsh (Jaipur, tại Ấn Độ) cho biết, hemophilia A là do đột biến gen F8, gen này cung cấp các hướng dẫn để tạo ra yếu tố VIII, một loại protein cần thiết cho quá trình đông máu. Khi gen này bị thay đổi, việc sản xuất yếu tố VIII không đủ hoặc bị khiếm khuyết, dẫn đến các đợt chảy máu kéo dài.

maukhodong

(Ảnh minh họa: Vinmec)

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh máu khó đông A

Tiến sĩ Rastogi cho biết thêm: “Mức độ nghiêm trọng của bệnh hemophilia A có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ hoạt động của yếu tố VIII trong máu”. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng và thường biểu hiện rõ ràng.

Chảy máu kéo dài: Sau khi bị thương, vết cắt hoặc thủ thuật phẫu thuật, cá nhân có thể bị chảy máu kéo dài hơn bình thường.

Chảy máu tự phát: Nếu không có bất kỳ tổn thương rõ ràng nào, những người mắc bệnh hemophilia A nặng có thể chảy máu vào cơ, khớp và các mô khác.

Chảy máu khớp: Tình trạng này thường gặp trong những trường hợp nặng và có thể dẫn đến đau, sưng tấy và cuối cùng là tổn thương khớp mạn tính nếu không được điều trị kịp thời.

Dễ bị bầm tím: Người bị mắc bệnh có thể dễ dàng bị bầm tím.

Chảy máu trong nước tiểu hoặc phân: Đây có thể là dấu hiệu của chảy máu trong, cần được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Chảy máu cam: Chảy máu cam thường xuyên và khó cầm.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh máu khó đông

Tiền sử gia đình: Là bệnh có liên quan tới yếu tố di truyền nên nếu trong gia đình có người mắc rối loạn đông máu thì tỷ lệ các thành viên mắc bệnh hoặc mang gen bệnh là rất cao.

Đột biến: Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh máu khó đông có thể xuất hiện sau khi sinh. Đây là những người có hệ miễn dịch tạo kháng thể tấn công các yếu tố đông máu VIII hoặc IX, gây thiếu hụt yếu tố đông máu và dẫn tới rối loạn đông máu.

Theo Onlymyhealth

A LÔ BÁC SĨ - TẠP CHÍ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Cơ quan của Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 52/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/02/2020
Tổng Biên tập: TS.Vương Văn Việt
Phụ trách chuyên trang:
Phó Tổng biên tập: ThS.Chu Thị Loan
Trụ sở Tòa soạn:
Số 99 Nguyễn Phong Sắc, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ts.alobacsy@gmail.com
Hotline: 0777. 943. 888