Hotline: +84 0777. 943. 888

Thoát mạch do hóa trị ở trẻ em những điều cần biết để phòng ngừa và chăm sóc trẻ

02/11/2024 15:38

Hình 1: Cẳng tay phải bị thoát mạch sưng to hơn cẳng tay trái

Hiện nay, hóa trị được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư ở trẻ em kết hợp cùng xạ trị như một phương thức điều trị chính. Thoát mạch trong khi truyền hóa chất là tai biến thường xảy ra khi sử dụng tĩnh mạch ngoại vi để truyền nhất là với trẻ em có mạch máu nhỏ, di động. Vậy thoát mạch do hóa trị là gì?
Thoát mạch do hóa trị là sự rò hoặc xâm nhập của thuốc vào tổ chức dưới da. Nồng độ các thuốc hóa trị tại nơi thoát mạch cao, một số thuốc hóa trị lại có tác dụng kích thích, trong khi một số thuốc khác lại gây hoại tử. Vì vậy việc nhận biết, phát hiện sớm và xử trí kịp thời thoát mạch là cần thiết nhằm hạn chế tối đa những tổn thương, biến chứng cho trẻ.

Hình 1: Cẳng tay phải bị thoát mạch sưng to hơn cẳng tay trái

Hình 2: Bàn tay thoát mạch bị phồng rộp

Phân loại các thuốc hóa trị theo nguy cơ thoát mạch: Các thuốc hóa trị có thể phân loại dựa mức độ nghiêm trọng gây hoại tử khi thoát mạch thành 3 nhóm:

– Nhóm chất không phỏng: ít gây tổn thương nhất

– Nhóm chất gây kích thích: gây viêm hoặc đau tại vị trí thoát mạch.

– Nhóm gây phỏng: khi thoát mạch có thể gây hoại tử mô hoặc lột da

Triệu chứng khi trẻ bị thoát mạch do hóa trị:

– Cảm giác đau hoặc bỏng rát (trẻ nhỏ: tự dưng quấy khóc, khó dỗ dành)

– Đỏ da tại vùng truyền

– Sưng tấy, phù

– Ngứa, căng tức da

– Thay đổi màu sắc da

– Phồng rộp

– Loét

– Hoại tử da …

Cách đề phòng trẻ bị thoát mạch khi hóa trị:

– Truyền các tĩnh mạch lớn tránh các tĩnh mạch nhỏ mảnh, chọn đường   truyền mới đặt.

– Tiêm truyền ở các vị trí dễ cố định càng xa các khớp càng tốt tránh đư kim vào các khớp hoặc khu vực khó giữ chắc kim.

– Tránh những vùng có nhiều gân hay tổ chức thần kinh bên dưới.

– Không nên bơm thuốc vào ven mà phải thông qua một đoạn dây dẫn trung gian.

– Tiêm truyền càng nhanh nguy cơ thoát mạch càng cao.

– Nếu trẻ kêu đau tại mạch máu đang tiêm truyền cần đổi sang vị trí khác.

– Khi phát hiện trẻ mạch bị vỡ, dù chưa xảy ra tai biến gì cũng phải đổi ngay sang vị trí khác

– Không truyền tĩnh mạch lại các tĩnh mạch đã bị chọc vỡ cho trẻ trước đó.

– Khi truyền hóa chất phải cố định các kim, và các dây dịch thật chắc chắn tránh trẻ vận động gây hỏng ven.

– Tốt nhất là nằm khi truyền hóa chất, tránh vận động đi lại nhiều.

– Kiểm tra vị trí tiêm truyền hàng giờ, ngay cả lúc trẻ ngủ hoặc nằm yên.

– Nếu trẻ kêu đau tăng lên, hoặc kích thích, quấy khóc … hãy nghĩ đến kiểm tra đường tĩnh mạch

– Kiểm tra dòng chảy. Dòng chảy chậm hơn dòng chảy bình thường nếu có thoát mạch

– Không dán quá nhiều băng dính hoặc dùng khăn che, bọc vị trí tiêm truyền.

– K tắt đèn buổi tối, cần đủ ánh sáng để dễ dàng quan sát nếu trẻ bị thoát mạch.

Xử lý và chăm sóc khi trẻ bị thoát mạch do hóa trị:

Dừng truyền ngay lập tức và giữ nguyên kim tại chỗ, khóa dây truyền dịch hoặc ấn tắt máy tiêm, truyền. Đánh dấu quanh vùng đó bằng bút dạ. Rút ra 3-5ml máu. Những bệnh nhân có bỏng nước hoặc vùng thoát mạch lớn dùng kim số 16G hút dưới da nhiều vị trí vùng thoát mạch.

Báo cho bác sĩ điều trị để hướng dẫn và xử trí tiếp theo

Kê cao chi trẻ bị thoát mạch.

Phối hợp cùng người chăm sóc chườm cho trẻ: 20 phút/ lần, chườm mỗi 4 giờ/ lần trong 1- 2 ngày.

Lưu ý: Hầu hết các thuốc hóa trị khi bị thoát mạch sẽ chườm lạnh

Một số thuốc như: Etoposide, Vincristin, Vinblastin, Vinorelbine sẽ chườm ấm.

Làm giảm viêm bằng cách tiêm Dexamethazon 4mg/ 2ml  pha loãng.

Tiếp tục theo dõi trẻ và báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có các dấu hiệu nặng thêm: sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí thoát mạch, trẻ có sốt hoặc các dấu hiệu bất thường khác.

Hướng dẫn người nhà chăm sóc trẻ khi hóa trị:

Hướng dẫn người nhà chăm sóc trẻ không được tự ý thay đổi tốc độ truyền thuốc

Khi trẻ đang truyền hóa chất nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường( nôn, rét run, vã mồ hôi, khó thở, thuốc không xuống hoặc đau tức phồng tại vùng truyền…) báo ngay nhân viên y tế

Hạn chế cho trẻ cử động nhiều tại vùng truyền, cho trẻ nằm tại giường không cho trẻ đi lại khi đang truyền hóa chất.

Sau truyền hóa chất xong bệnh nhân có các biểu hiện như: nôn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy, ăn kém phải thông báo kịp thời cho điều dưỡng và bác sĩ biết để xử trí.

Thoát mạch do hóa trị ở trẻ em có thể để lại hậu quả rất nặng nề, tuy nhiên với sự chuẩn bị kĩ lưỡng của đội ngũ y tế và sự phối hợp của người chăm sóc, biến chứng này có thể phòng ngừa cũng như phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

                 CNĐD: An Thị Phương Thu – Khoa Nhi, Bệnh viện TWQĐ 108

A LÔ BÁC SĨ - TẠP CHÍ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Cơ quan của Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 52/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/02/2020
Tổng Biên tập: TS.Vương Văn Việt
Phụ trách chuyên trang:
Phó Tổng biên tập: ThS.Chu Thị Loan
Trụ sở Tòa soạn:
Số 99 Nguyễn Phong Sắc, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ts.alobacsy@gmail.com
Hotline: 0777. 943. 888