Hotline: +84 0777. 943. 888

Bệnh viện tim Hà Nội can thiệp thành công bệnh lý mạch máu ngoại biên một bệnh nhân 17 năm không tìm ra bệnh

02/11/2024 15:31

Một nam bệnh nhân ở Hà Nam với 17 năm đi khắp các bệnh viện không tìm ra bệnh đã được các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội tiến hành các biện pháp can thiệp thành công bệnh lý mạch máu ngoại biên.

Một nam bệnh nhân ở Hà Nam với 17 năm đi khắp các bệnh viện không tìm ra bệnh đã được các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội tiến hành các biện pháp can thiệp thành công bệnh lý mạch máu ngoại biên.

Ca bệnh điển hình này là một trong 3 trường hợp được thực hiện tại Chương trình trao đổi kinh nghiệm chuyên môn giữa Bệnh viện Tim Hà Nội và các bệnh viện vệ tinh diễn ra chiều ngày 13/5 tại Hà Nội.

grab1579cz4341987432480_4ffec2a0105d44194ced0127e45f2a09

Cánh tay trái của bệnh nhân Khương có nguy cơ bị cắt cụt nếu không được can thiệp

Bệnh nhân là Hoàng Văn Khương (17 tuổi, ở Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam) mắc bệnh lý mạch máu ngoại biên. Cụ thể là cánh tay trái của bệnh nhân bị tổn thương do dị dạng hệ thống động mạch, tĩnh mạch, từ đó, hình thành nên những u máu từ bả vai xuống toàn bộ cánh tay, cẳng tay và bàn tay, gây biến dạng và giảm chức năng của cánh tay trái.

Chị Nguyễn Thị Đào – mẹ của bệnh nhân cho biết: “Con trai bị mắc bệnh bẩm sinh. Lúc mới sinh tay cháu bé có màu xanh, gia đình tưởng cháu bị chàm. Khi cháu được gần 1 tháng tuổi thì tay nổi các cục u phồng to lên, chạm vào thấy đau. Gia đình cho cháu đi khám tại nhiều bệnh viện. Có nơi bảo cháu bị u máu, có nơi lại bảo bị giãn tĩnh mạch tay, không chữa được, khuyên gia đình đưa về nhà, hàng năm đi kiểm tra lại”.

Gần đây, thấy cánh tay trái của Hoàng Văn Khương rất yếu, gia đình đã tìm hiểu và đưa đến Bệnh viện Tim Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền – Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nộicho hay, trường hợp này nếu không được can thiệp, điều trị sẽ phải cắt cụt cánh tay trái.

“Bệnh nhân đã được chụp cắt lớp vi tính động mạch chi trên, toàn bộ vùng tổn thương theo nhiều lớp cắt, phân tích các vùng tổn thương, vị trí, nguyên nhân và mức độ. Hôm nay bệnh nhân được chụp hệ thống động mạch ở cánh tay trái. Sau đó tiến hành dùng keo và hoá chất bịt dần những phần thông động tĩnh mạch, bị những mạch rò, khu trú dần các vị trí tổn thương, tiêm để xơ hoá những búi mạch đã hình thành nên các u mạch, phải thực hiện khoảng 5-7 lần mới có thể chữa được tình trạng tổn thương này”, PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền cho biết.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, bệnh lý mạch máu ngoại biên có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải khi lớn lên. Khoảng 20 năm trở lại đây, bệnh này gia tăng nhanh do thói quen ăn quá nhiều thịt, đường, dầu mỡ; ăn ít rau, ít vận động thể lực, hút thuốc lá và bị căng thẳng thần kinh…

Theo Bệnh viện Tim Hà Nội

A LÔ BÁC SĨ - TẠP CHÍ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Cơ quan của Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 52/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/02/2020
Tổng Biên tập: TS.Vương Văn Việt
Phụ trách chuyên trang:
Phó Tổng biên tập: ThS.Chu Thị Loan
Trụ sở Tòa soạn:
Số 99 Nguyễn Phong Sắc, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ts.alobacsy@gmail.com
Hotline: 0777. 943. 888