Ngày càng có nhiều người trẻ bị nhồi máu cơ tim
Các chuyên gia cho biết di truyền đóng vai trò quan trọng, và các bác sĩ tim mạch khuyến cáo 30 – 40 tuổi nên được đánh giá sức khỏe tim mạch từ 3 – 4 năm một lần.
Các chuyên gia cho biết di truyền đóng vai trò quan trọng, và các bác sĩ tim mạch khuyến cáo 30 – 40 tuổi nên được đánh giá sức khỏe tim mạch từ 3 – 4 năm một lần.
Cứ 5 bệnh nhân nhồi máu cơ tim hiện nay thì có 1 người dưới 40 tuổi – là người có tiền sử gia đình mắc các vấn đề tim mạch.
Các chuyên gia cho biết các cơn đau tim có thể xảy ra với bất kỳ ai, và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch có nguy cơ càng cao. Nếu người trẻ có người thân cùng huyết thống như cha hoặc anh trai – có tiền sử bị các cơn đau tim và đột quỵ, có nghĩa là họ có nguy cơ di truyền bệnh về tim mạch. Vì vậy, cứ nghĩ rằng người trẻ thì không bị đột quỵ sẽ khiến bạn dễ gặp nguy hiểm hơn.
Cứ 5 bệnh nhân nhồi máu cơ tim hiện nay thì có 1 người dưới 40 tuổi
Gien PON1 và bệnh tim
Gien PON1 có liên quan đến quá trình chuyển hóa cholesterol. Những người có gien này có nhiều nguy cơ bị mức cholesterol xấu LDL cao, dẫn đến bệnh tim, theo chuyên trang Eatthis.
Tuy nhiên, hoàn toàn có thể giảm mức cholesterol xấu LDL bằng cách thường xuyên ăn uống lành mạnh.
Ngoài ra, lối sống ít vận động, thừa cân, ăn uống kém lành mạnh, căng thẳng và lo lắng khiến cho người trẻ càng dễ bị dột quỵ hơn. Các bác sĩ tim mạch khuyên người từ 30 – 40 tuổi nên đi đánh giá sức khỏe tim mạch từ 3 – 4 năm một lần.
Tập luyện thể dục cực độ có thể dẫn đến tổn thương tim và rối loạn nhịp tim
Làm sao để ngăn ngừa cơn đau tim ở người trẻ?
Trong hầu hết các trường hợp, thay đổi lối sống có thể giúp thanh niên kiểm soát các vấn đề tim mạch, bao gồm:
Đừng hút thuốc. Nicotine làm thu hẹp các mạch máu và gây thêm căng thẳng cho tim.
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Người trẻ thừa cân thường có huyết áp cao hơn những người có cân nặng bình thường. Nguyên nhân chính là do béo phì ở tuổi vị thành niên. Tăng cường hoạt động thể chất và giảm lượng muối ăn vào là rất quan trọng để chống lại sự tăng cân, giúp giữ cho sức khỏe tim mạch được kiểm soát.
Tránh tập thể dục quá sức. Tập luyện thể dục cực độ có thể dẫn đến tổn thương tim và rối loạn nhịp tim, theo Cleveland Clinic.
Hơn nữa, nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng rằng tập thể dục cường độ cao có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ngừng tim đột ngột hoặc đột tử do tim ở những người có bệnh tim tiềm ẩn, theo Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ).
Đừng ngồi quá nhiều. Ngồi nhiều hoặc ít vận động là một yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tim. Những người ít hoạt động thể chất cũng có tỷ lệ các biến cố tim mạch – như đau tim và tử vong cao hơn.
Theo nghiên cứu từ Đại học Nam Carolina (Mỹ), nam giới ngồi đến 23 giờ một tuần có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn 64% so với người ngồi ít hơn 11 giờ.
Không hoạt động cũng làm tăng các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), người ít vận động có nguy cơ cao huyết áp cao hơn 35% so với người hoạt động thể chất, theo Cleveland Clinic.
Theo Bệnh viện Bạch Mai