Hotline: +84 0777. 943. 888

Những liệu pháp tự nhiên chữa suy giãn tĩnh mạch

02/11/2024 16:21

Tĩnh mạch là những huyết quản phụ trách đưa máu từ các bộ phận khác trong cơ thể trở về tim. Song ở bệnh nhân mắc chứng suy giãn tĩnh mạch, chức năng nói trên bị ảnh hưởng khiến máu bị ứ đọng và làm các tĩnh mạch sưng phù, gây mất thẩm mỹ, khó chịu, đau đớn.

Tĩnh mạch là những huyết quản phụ trách đưa máu từ các bộ phận khác trong cơ thể trở về tim. Song ở bệnh nhân mắc chứng suy giãn tĩnh mạch, chức năng nói trên bị ảnh hưởng khiến máu bị ứ đọng và làm các tĩnh mạch sưng phù, gây mất thẩm mỹ, khó chịu, đau đớn.

Các chuyên gia cho biết ngoài can thiệp bằng phẫu thuật, bệnh nhân có thể áp dụng một số liệu pháp tự nhiên dưới đây để điều trị căn bệnh này:

Massage

Theo các chuyên gia sức khỏe, những vùng có tĩnh mạch bị sưng cần được kéo nâng thường xuyên, nhằm giúp tuần hoàn máu tốt hơn. Các động tác mát-xa nhẹ nhàng ở vùng da đó sẽ giúp tạo ra khoảng trống trong tĩnh mạch và thúc đẩy máu lưu thông đúng hướng, để máu không bị ứ đọng.

Ngoài ra, bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng khiến thành mạch máu mỏng đi (do bị giãn), dẫn đến tình trạng xoắn các tĩnh mạch, cản trở dòng máu lưu thông xa hơn. Vì vậy, việc thường xuyên massage nhẹ nhàng xung quanh khu vực bị ảnh hưởng cũng giúp khắc phục tình trạng này.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Được biết, nồng độ cao axít amin homocysteine trong cơ thể là “thủ phạm” gây ra bệnh tim, bởi nó có thể tổn hại lớp niêm mạc mạch máu và tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. Trong khi đó, thiếu vitamin nhóm B-complex là “chất xúc tác” làm tăng nồng độ homocysteine trong cơ thể.

May mắn là tất cả nhóm dưỡng chất này có thể được hấp thụ vào cơ thể thông qua thức ăn, chứ không nhất thiết phải uống thuốc bổ sung. Do vậy, việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, B-complex, axít folic, folate (chẳng hạn như chuối, bông cải xanh, khoai tây, trứng, bơ và hạt hướng dương) vào chế độ ăn uống giúp đối phó bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Ảnh minh họa: Medlatec

Tập thể dục

Vận động thể chất giúp đảm bảo hoạt động lưu thông máu trong cơ thể được điều hòa – yếu tố cực kỳ quan trọng trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Trong đó, chuyển động của phần cơ bắp chân là điều đặc biệt cần thiết, bởi thói quen ngồi lâu nhiều giờ và lối sống tĩnh tại sẽ làm trầm trọng thêm bệnh tình.

Dùng vớ y khoa

Việc mang loại vớ chuyên dụng này giúp tạo ra áp lực nhẹ nhàng lên vùng da bị suy giãn tĩnh mạch, mang đến công dụng phòng tránh nguy cơ thành mạch máu giãn rộng thêm và máu không bị ứ đọng.

Thoa tinh dầu hoa cúc (Chamomile Oil)

Thoa tinh dầu hoa cúc với dầu dừa vào vùng da bị suy giãn tĩnh mạch trước khi đi ngủ được biết là có thể làm giảm tình trạng sưng phù và đau nhói ở các tĩnh mạch.

Dầu ôliu

Bôi dầu ôliu bên ngoài vùng da bị ảnh hưởng cũng giúp cải thiện lưu thông máu và giảm tình trạng viêm khiến mạch máu giãn thêm. Lưu ý là nên làm ấm dầu và hòa chung với dầu Vitamin E trước khi thoa để có hiệu quả chữa bệnh tốt hơn.

Dầu giấm táo

Loại dầu nổi tiếng với nhiều lợi ích chữa bệnh này giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm tình trạng sưng cho các tĩnh mạch. Ngoài việc hòa chung với nước để uống (2 muỗng cà phê pha với 100ml nước dùng 2 lần/ngày), bệnh nhân cũng có thể trộn chung với kem dưỡng da hằng ngày và bôi lên vùng da bị ảnh hưởng.

Bắp cải

Đặc tính giàu hàm lượng lưu huỳnh của bắp cải giúp tiêu hủy các thành phần có hại trong máu, do đó giúp giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân. Cách dùng đơn giản là đắp lá bắp cải ngâm nước (30 phút) lên vùng da chân bị ảnh hưởng, hoặc bổ sung rau này vào bữa ăn thường ngày.

Tỏi

Ngoại trừ vị hăng cay mạnh, thì mọi thành phần trong tỏi đều có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ nổi tiếng nhờ đặc tính chống viêm, tỏi còn giúp giải độc máu và cải thiện lưu thông máu. Ép 3 tép tỏi lấy nước rồi hòa với dầu ôliu, sau đó bôi hỗn hợp lên trên vùng tĩnh mạch bị ảnh hưởng để có hiệu quả chữa bệnh nhanh hơn.

Hạt dẻ ngựa

Chiết xuất từ hạt dẻ ngựa được xem là thảo dược giúp chữa trị hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch và bệnh tĩnh mạch mãn tính (CVI). Tuy vậy, do có chứa độc chất esculin, nên chiết xuất hạt dẻ ngựa không được chỉ định dùng ở dạng thô. Ngoài ra, người có tiểu sử mắc bệnh về thận hoặc gan cần cẩn trọng khi dùng loại thảo dược này.

Do vậy khi chữa bệnh bằng chiết xuất hạt dẻ ngựa, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch phải luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Theo Boldsky

A LÔ BÁC SĨ - TẠP CHÍ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Cơ quan của Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 52/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/02/2020
Tổng Biên tập: TS.Vương Văn Việt
Phụ trách chuyên trang:
Phó Tổng biên tập: ThS.Chu Thị Loan
Trụ sở Tòa soạn:
Số 99 Nguyễn Phong Sắc, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ts.alobacsy@gmail.com
Hotline: 0777. 943. 888