Những quan niệm sai lầm về bệnh tăng huyết áp
02/11/2024 16:21
Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính phổ biến và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng, giúp cho người bệnh ổn định huyết áp và phòng ngừa các biến chứng về sau. Tuy nhiên, mọi người vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm về căn bệnh này, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị, theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp.
Không có triệu chứng thì không bị tăng huyết áp
Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, bệnh thường diễn biến âm thầm. Đa số bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng cụ thể, không có dấu hiệu báo trước, do đó mọi người thường có thái độ chủ quan về sức khoẻ mà không biết mình đang bị tăng huyết áp. Chỉ một số ít bệnh nhân có biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mặt đỏ bừng, buồn nôn, lo lắng… Cách duy nhất để phát hiện tăng huyết áp là đo huyết áp. Ngoài ra, việc lựa chọn các thiết bị để theo dõi tình trạng huyết áp cũng rất quan trọng, cần phải chọn các loại thiết bị chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và xuất xứ từ các thương hiệu uy tín.
Tăng huyết áp chỉ gặp ở người cao tuổi
Mặc dù bệnh tăng huyết áp phổ biến hơn ở người cao tuổi, nhưng người trẻ tuổi hoặc trung tuổi cũng có thể bị bệnh lý này. Tăng huyết áp ảnh hưởng đến khoảng 7,5% người từ 18–39 tuổi; 33,2% người từ 40–59 tuổi và 63,1% người trên 60 tuổi. Phần lớn các trường hợp tăng huyết áp ở người từ 45 tuổi trở lên là tăng huyết áp vô căn, trong khi tăng huyết áp ở người dưới 45 tuổi thường có nguyên nhân rõ ràng như u tuỷ thượng thận, hẹp động mạch thận, viêm cầu thận cấp và mạn, suy thận, cường Aldosterone, Cushing, cường giáp…
Hiện nay, tình trạng tăng huyết áp đang có xu hướng trẻ hóa do nhịp sống hiện đại nhiều áp lực, lối sống không lành mạnh: Nghiện rượu, nghiện thuốc lá, thuốc lào, béo phì, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng axit uric máu, ăn mặn, lười vận động, môi trường làm việc căng thẳng nhiều stress,…
Tăng huyết áp ở người già là chuyện bình thường, không cần điều trị
Một trong những quan niệm sai lầm hay gặp khác chính là tăng huyết áp ở người già là bình thường và chỉ cần can thiệp khi huyết áp đã tăng rất cao, thậm chí không cần điều trị gì. Mặc dù tình trạng tăng huyết áp tỷ lệ thuận theo tuổi hay nói cách khác thì tuổi càng cao nguy cơ bị tăng huyết áp càng lớn. Nhưng tăng huyết áp ở người già không phải là chuyện bình thường mà được coi là bệnh lý, cần phải được theo dõi và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Tăng huyết áp không nguy hiểm
Tăng huyết áp nếu không điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tổn thương nặng các cơ quan đích và gây ra các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, phình tách thành động mạch chủ, suy tim, suy thận… thậm chí dẫn đến tử vong.
Tăng huyết áp có thể chữa khỏi
Hiện nay, vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để kiểm soát tình trạng tăng huyết áp và giảm tác động của bệnh đến sức khỏe như duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục thường xuyên, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, bỏ hút thuốc lá và thuốc lào, duy trì cân nặng hợp lý, dùng các loại thuốc Tây y và Đông y…
Dừng thuốc điều trị huyết áp khi thấy huyết áp ổn định
Rất nhiều bệnh nhân tự ý dừng thuốc huyết áp khi thấy chỉ số huyết áp về bình thường vì cho rằng đã khỏi bệnh tăng huyết áp và họ chỉ cần uống thuốc khi nào thấy huyết áp cao. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi vì tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính, người bệnh phải duy trì uống thuốc huyết áp hàng ngày cho dù chỉ số huyết áp về bình thường. Người bệnh không được tự ý ngưng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Chỉ số huyết về bình thường là do tác dụng của thuốc, khi ngưng thuốc huyết áp thì nồng độ thuốc trong cơ thể người bệnh không còn nữa nên chắc chắn huyết áp sẽ tăng trở lại.
Mặt khác, nhiều bệnh nhân không nhận thấy triệu chứng gì đặc biệt khi huyết áp tăng cao nên người bệnh khó nhận ra để uống thuốc lại và nếu huyết áp lên quá cao sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim…
Dùng chung đơn thuốc với người khác mà không đi khám bệnh
Một số người cho rằng một đơn thuốc huyết áp có thể điều trị hết cho tất cả mọi người nên xin đơn thuốc của người khác để mua về uống và tự điều trị tại nhà. Điều này rất nguy hiểm vì mỗi bệnh nhân được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe, mức độ nặng nhẹ của từng người bệnh, từng giai đoạn của bệnh, các bệnh lý khác kèm theo. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng chung đơn thuốc với người khác mà cần dùng thuốc theo đơn thuốc được chỉ định bởi bác sĩ.
Tự ý đổi thuốc huyết áp đang dùng
Bệnh nhân tăng huyết áp không nên tự thay đổi thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Loại thuốc hạ huyết áp tốt nhất là thuốc giúp kiểm soát tốt huyết áp, ít tác dụng phụ và giá thành hợp lý. Đối với người này, loại thuốc đó có thể rất tốt nhưng đối với người khác lại kém hiệu quả. Do đó, người bệnh không nên tự ý đổi thuốc khi huyết áp đang ổn định.
Dùng một đơn thuốc kéo dài, không đi khám định kỳ
Huyết áp có thể thay đổi tốt hơn và cũng có thể xấu đi kèm theo đó là nhiều biến chứng mà người bệnh khó nhận ra. Vì vậy, bệnh nhân tăng huyết áp cần tái khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra huyết áp, thăm khám lâm sàng và có thể yêu cầu bệnh nhân làm thêm một số phương pháp cận lâm sàng như xét nghiệm máu, siêu âm tim, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính…Trên cơ sở đó, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc, đổi loại thuốc mới và tư vấn chăm sóc phù hợp, tuyệt đối không tự ý dùng mãi một đơn thuốc kéo dài.
Chỉ cần uống thuốc huyết áp, không cần điều chỉnh lối sống
Chế độ ăn uống không khoa học dẫn đến thừa cân – béo phì, ăn mặn, ít vận động, áp lực công việc, cuộc sống căng thẳng, lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá… là các yếu tố nguy cơ góp phần gây tăng huyết áp. Do đó, ngoài việc dùng thuốc để kiểm soát huyết áp thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, tập luyện thể dục thường xuyên sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt mà không uống thuốc huyết áp
Một số người nghĩ chỉ cần ăn nhạt, tập luyện để giảm cân là có thể cải thiện bệnh tăng huyết áp nên không uống thuốc. Tuy nhiên các biện pháp này chỉ có vai trò bổ trợ, chứ không thể thay thế thuốc. Người bệnh vẫn phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp thay đổi lối sống, tăng cường vận động.
Dùng thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc hoặc thuốc tự chế
Một số người nghe những người xung quanh truyền tai nhau về cách tự mua lá cây, rễ cây về nấu nước uống, mà không biết rằng các loại thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc hoặc thuốc tự chế có thể làm tăng men gan hoặc tổn thương thận… gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người bệnh.
Đối với y học cổ truyền, người bệnh cần được khám tỉ mỉ để chẩn đoán đúng thể bệnh, từ đó thầy thuốc sẽ có phương thuốc y học cổ truyền phù hợp. Ngoài ra, cần chọn địa chỉ khám chữa bệnh bằng đông y uy tín, dùng thuốc thảo dược có nguồn gốc rõ ràng.
Không theo dõi huyết áp thường xuyên
“Khi uống thuốc huyết áp rồi thì huyết áp sẽ luôn ổn định mà không cần đo huyết áp thường xuyên tại nhà”, đây cũng là một quan điểm sai lầm của rất nhiều người. Vì huyết áp có thể dao động, cho nên việc theo dõi và ghi lại các chỉ số huyết áp tại nhà là cần thiết để bác sĩ đánh giá được hiệu quả của phác đồ điều trị. Vậy nên, người bệnh nên đo huyết áp thường xuyên vào cùng một thời điểm mỗi ngày, buổi sáng và buổi tối, hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ.
Người khỏe mạnh bình thường không cần kiểm tra huyết áp
Nhiều bệnh nhân có huyết áp tăng cao nhưng lại không có triệu chứng rõ ràng nên không biết mình bị tăng huyết áp. Bệnh tiến triển thầm lặng và dần dần gây ra các biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận… Do đó, dù ở độ tuổi nào cũng nên kiểm tra sức khỏe và huyết áp định kỳ để phát hiện bệnh sớm.
Những quan niệm sai lầm kể trên khiến nhiều người bị tăng huyết áp mà không được phát hiện sớm, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, hãy từ bỏ những quan niệm sai lầm này sẽ giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh tăng huyết áp tốt hơn.
Cần làm gì để kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp?
Để kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp, các chuyên gia khuyến nghị người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Thăm khám định kỳ và sử dụng thuốc dưới sự kiểm soát và hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc hay tự điều trị theo đơn thuốc của người khác. Đặc biệt, người bệnh huyết áp cần thăm khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra và thay đổi thuốc nếu cần;
- Kiểm tra chỉ số huyết áp mỗi ngày, ghi nhận thông tin vào sổ theo dõi huyết áp;
- Thăm khám, tầm soát tăng huyết áp từ sau 40 tuổi với người bình thường hoặc sớm hơn tùy theo bệnh lý mắc phải;
- Người bệnh nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì;
- Chế độ ăn uống khoa học: Ăn đủ bữa, không ăn quá nhiều hay quá muộn. Trong chế độ ăn uống hằng ngày cần tích cực ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả. Giảm ăn muối, hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế rượu bia…
- Luyện tập thường xuyên: Cần lên kế hoạch duy trì luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/ tuần. Việc luyện tập không chỉ giúp tăng cường sức khoẻ mà còn giúp người bệnh giảm stress – một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Không thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng. Không hút thuốc lá, thuốc lào…
TS. Lương y Phùng Tuấn Giang
Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường
Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam
Tin khác
9/10 các trường hợp đột quỵ có thể ngăn ngừa được
02/11/2024
Các nhà nghiên cứu phát hiện, 10 yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát gây 90% các ca đột quỵ trên toàn thế giới. Trong số các yếu tố nguy cơ này thì cao huyết áp là nhân tố quan trọng nhất.
Đột quỵ xảy ra khi nào ?
02/11/2024
Đột qụy là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp và là một nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu ở Mỹ. Đột qụy xảy ra khi một mạch máu ở não bị vỡ, hay thường hơn, khi xuất hiện tắc nghẽn một mạch máu ở não. Nếu không chữa trị, những tế bào não sẽ nhanh chóng chết đi. Kết quả là người bệnh sẽ bị thương tật nặng hay tử vong. Nếu người thân của bạn đang có triệu chứng đột quỵ, nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
Đang ăn cơm thấy đau ngực, buồn nôn, tưởng ngộ độc hóa ra nhồi máu cơ tim
02/11/2024
Đó là trường hợp của bà Đ.T.T. (60 tuổi, quê ở Vĩnh Long) vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ cứu khỏi cửa tử sau 2 lần ngưng tim do nhồi máu cơ tim cấp vào chiều ngày 25/7/2020.
Tổng quan về bệnh mạch vành
02/11/2024
Chết đột ngột: Nguyên nhân từ đâu?
02/11/2024
Khám bệnh mạch vành ở đâu tin cậy?
02/11/2024
Theo số liệu thống kê của Hội Tim mạch học Việt Nam thì cứ 3 người trưởng thành sẽ có 1 người có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, mà đặc biệt hay gặp là bệnh mạch vành. Và cũng chính căn bệnh này đã và đang cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người mỗi năm. Đây là một con số đáng báo động bởi con số này vẫn chưa dừng lại tại đó mà đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Vậy, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh mạch vành, khi có nguy cơ mắc bệnh thì nên khám bệnh mạch vành ở đâ
Mối liên hệ giữa bệnh tim và Alzheimer
02/11/2024
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra mối liên hệ giữa chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi (bệnh Alzheimer) và bệnh tim, qua đó cho rằng kiểm soát nguy cơ bệnh tim có thể trì hoãn căn bệnh gây mất trí nhớ.
Tắm nước nóng giúp giảm viêm và hạ đường huyết
02/11/2024
Tắm nước nóng, xông hơi và các liệu pháp hấp thụ nhiệt thụ động khác từng được chứng minh có thể cải thiện chức năng mạch máu, giấc ngủ và giảm triệu chứng trầm cảm. Nghiên cứu của Đại học Loughborough (Anh) còn phát hiện, tắm nước nóng giúp giảm viêm và kiểm soát đường huyết.
Sơ cứu cơ bản khi gặp người bị lên cơn đau tim
02/11/2024
Khi nghi ngờ cơn đau tim ở 1 người nào đó, trước tiên bạn cần đặt bệnh nhân nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái.
Loại rau quả tốt cho người huyết áp cao
02/11/2024
Huyết áp cao là một yếu tố chính gây ra bệnh tim và đột quỵ, và nó thường liên quan đến chế độ ăn nhiều natri. Dưới đây là những loại rau quả có hàm lượng natri thấp, rất tốt cho người cao huyết áp.
Phụ nữ lớn tuổi ăn rau họ cải giảm nguy cơ đột quỵ
02/11/2024
Các nhà khoa học tại Đại học Tây Úc cho biết, phụ nữ lớn tuổi ăn bông cải xanh, bông cải trắng, cải xoăn, bắp cải tí hon, cải mầm… từ 3 phần trở lên mỗi ngày có mạch máu khỏe mạnh hơn, nhờ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
{ "items" : 4, "lazyLoad" : true, "loop" : false, "autoplay" : false, "autoplayHoverPause": true, "autoplayTimeout" : 3000, "autoplaySpeed" : 2500, "navSpeed" : 2500, "dotsSpeed" : 500, "dragEndSpeed" : 2500, "mouseDrag" : false, "dots" : true, "nav" : true, "navText" : [], "margin" : 20, "responsive" : { "0" : { "items" : 1}, "640" : { "items" : 2}, "800" : { "items" : 3}, "1000" : { "items" : 4} } }
© Bản quyền thuốc về Alo Bác Sĩ
Phát triển bởi PVSoft