Robinson có-tự kỷ của tôi: câu chuyện đời thường rất đỗi cảm động về tình phụ tử
Tình phụ tử là chủ đề không quá mới mẻ trong nền văn học thế giới, song luôn mang lại những rung cảm sâu xa trong lòng mỗi độc giả, vậy tình phụ tử giữa một người cha không-tự kỷ và người con có-tự kỷ thì sao? Đó chính là câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn người Bỉ Laurent Demoulin. Giành giải Victor-Rossel danh giá của văn học Bỉ, Robinson có-tự kỷ của tôi là tác phẩm rất đỗi cảm động về tình phụ tử, cũng như về hành trình tìm hiểu thế giới nội tâm của những đứa trẻ tự kỷ.
Tình phụ tử là chủ đề không quá mới mẻ trong nền văn học thế giới, song luôn mang lại những rung cảm sâu xa trong lòng mỗi độc giả, vậy tình phụ tử giữa một người cha không-tự kỷ và người con có-tự kỷ thì sao? Đó chính là câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn người Bỉ Laurent Demoulin. Giành giải Victor-Rossel danh giá của văn học Bỉ, Robinson có-tự kỷ của tôi là tác phẩm rất đỗi cảm động về tình phụ tử, cũng như về hành trình tìm hiểu thế giới nội tâm của những đứa trẻ tự kỷ.
Robinson có-tự kỷ của tôi là câu chuyện cảm động về Robinson, một cậu bé tự kỷ 10 tuổi, và người cha là giáo sư đại học gồm những mẩu chuyện ngắn xảy ra trong cuộc sống thường ngày của hai cha con: những lần đi siêu thị, những cuộc hẹn hò dạo quanh khu phố, những buổi tới công viên hay những câu chuyện dở khóc dở cười của người cha khi ở nhà trông cậu con trai khó chiều. Tuy thế giới của hai cha con chỉ xoay quanh những chuyện tưởng như đơn giản là ăn uống, tắm rửa, mua sắm… nhưng đó là cả một cuộc phiêu lưu chồng chất những khó khăn, thách thức và cả đau đớn, tuyệt vọng. Qua đó, độc giả nhận ra sự tinh tế lẫn hài hước trong lối viết của tác giả – người có khả năng biến những trải nghiệm đau đớn, tuyệt vọng bậc nhất thành một khúc ca dịu êm của tình phụ tử.
Robinson có-tự kỷ của tôi hoàn toàn không phải một “bản tường trình” về căn bệnh tự kỷ. Bởi trên hết, nhà văn Laurent Demoulin với ngôn từ phong phú biết rõ hơn ai hết rằng “không có ngôn ngữ, kẻ khác ở khắp mọi nơi, trong ta, quanh ta, xuyên ta”… Bằng ngôn từ của mình, ông đã biến những trải nghiệm đau đớn, tuyệt vọng bậc nhất thành một khúc ca dịu êm của tình phụ tử. Trật tự thành hỗn độn, lộn xộn hóa hài hòa, Robinson có-tự kỷ của tôi đã khiến chúng ta nhận ra cuộc đời này đủ rộng lớn để chào đón tất cả những khác biệt vốn dĩ tạo nên con người.
Trong khuôn khổ Ngày hội Văn học châu Âu 2022, Nhã Nam và Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức buổi tọa đàm cùng tác giả Laurent Demoulin nhằm thảo luận sâu hơn về cuốn sách với độc giả tại viện Goethe, Hà Nội.
Đặng Trung Hiếu