Hotline: +84 0777. 943. 888

Bệnh van ba lá và những điều cần biết

02/11/2024 16:19

1. Bệnh van ba lá là gì?

1. Bệnh van ba lá là gì?

Là bệnh lý tại van ba lá. Van ba lá là một trong 4 van tim, nó giúp dòng máu chảy từ buồng nhĩ phải xuống buồng thất phải, rồi từ thất phải lên phổi để lấy oxy.

2. Bệnh van ba lá gồm những loại bệnh gì?

– Thiểu sản van ba lá: Là một bệnh lý bẩm sinh ở trẻ nhỏ có một mảnh mô nhô lên ở vị trí đáng ra là của van ba lá. Mô này hạn chế lưu lượng máu, từ đó hạn chế phát triển của buồng tâm thất phải. Trẻ bị bệnh lý này thường yêu cần phải phẫu thuật.

– Hở van ba lá: xảy ra khi van ba lá đóng không kín. Dòng máu sẽ trào ngược từ buồng tâm thất phải lên buồng tâm nhĩ phải mỗi lần thất phải co bóp làm giãn buồng nhĩ phải, thay đổi áp lực trong buồng tim và mạch máu gây tổn thương tim.

– Hẹp van ba lá: Van ba lá  mở không hết cữ. gây hạn chế dòng máu di chuyển giữa 2 buồng tim. Theo thời gian, nhĩ phải sẽ lớn hơn.

– Bệnh van ba lá có thể là đơn độc nhưng đa phần kết hợp với bệnh lý ban tim khác như bệnh van hai lá, van động mạch chủ.

3. Điều gì xảy ra nếu bị bệnh van ba lá?

Bệnh nhẹ thì thường không gây triệu chứng , nhưng nếu mức độ vừa và nặng có thể gây giãn buồng tim và gây phá hủy tim lâu dài.

4. Nguyên nhân:

– Hội chứng carcinoid.

– Bệnh bẩm sinh: như bất thường Ebstein.

– Thất phải giãn.

– Nhiễm trùng như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, sốt thấp khớp.

– Bệnh lý hệ thống: lupus, marfan…

– Tăng áp lực động mạch phổi.

– Chấn thương, tổn thương cơ tim do nhồi máu cơ tim, sinh thiết, đặt máy tạo nhịp.

– Khối u hoặc tác dụng phụ của xạ trị vùng ngực.

5. Triệu chứng

– Phụ thuộc và mức độ nặng của bệnh lý, Có thể không có triệu chứng nếu bệnh mức độ nhẹ, gây triệu chứng nếu bệnh  tiến triển vừa và nặng:

+ Khó thở

+ Mệt

+ Loạn nhịp tim

+ Phù: chân, bụng

+ Gan to

+ Tiếng thổi bất thường ở tim

6. Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh van ba lá, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khác:

– Hỏi triệu chứng đang có

– Hỏi tiền sử dùng thuốc, tiền sử bệnh

– Đo huyết áp, nghe tim, đánh giá tĩnh mạch cổ

Nếu nghi ngờ có bệnh tim, bác sĩ sẽ cho thêm một số chỉ định cận lâm sàng để chẩn đoán:

– Xét nghiệm máu.

– Điện tâm đồ, siêu âm tim.

– Xquang ngực.

– Test gắng sức, siêu âm qua thực quản.

– MRI tim.

7. Quản lý và điều trị

Dựa trên triệu chứng và kết quả cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị.

– Nội khoa: Thuốc điều trị triệu chứng và biến chứng như suy tim, loạn nhịp tim, tăng áp phổi.

– Phẫu thuật sửa van/ thay van ba lá: Bệnh nhân hở ba lá nhiều, giãn buồng tim phải, suy thất phải.

Trung tâm Tim mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

A LÔ BÁC SĨ - TẠP CHÍ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
Cơ quan của Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 52/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/02/2020
Tổng Biên tập: TS.Vương Văn Việt
Phụ trách chuyên trang:
Phó Tổng biên tập: ThS.Chu Thị Loan
Trụ sở Tòa soạn:
Số 99 Nguyễn Phong Sắc, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: ts.alobacsy@gmail.com
Hotline: 0777. 943. 888