Bí quyết ăn gạo lứt ngon miệng mà vẫn tốt cho sức khỏe
Gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát đường huyết nhưng tại sao ăn gạo lứt không đúng cách có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa ở một số người?
Lợi ích của chất xơ trong gạo lứt
Gạo lứt giàu chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng, giảm cholesterol và ổn định đường huyết. Ăn gạo lứt giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, phù hợp với người muốn giảm cân hoặc kiểm soát đái tháo đường. Hàm lượng chất chống oxy hóa trong gạo lứt còn có lợi cho tim mạch, giảm huyết áp và cholesterol, đặc biệt hữu ích với người mắc bệnh tim mạch hoặc nguy cơ đái tháo đường type 2.
Gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng và hàm lượng chất xơ cao.
Vì sao gạo lứt có thể gây khó tiêu?
Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều hoặc cơ thể chưa quen, có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, khi không uống đủ nước, chất xơ sẽ hấp thụ nước trong ruột, gây táo bón. Những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, bị rối loạn tiêu hóa hoặc sau phẫu thuật đường ruột nên hạn chế ăn gạo lứt.
Nên ăn cơm gạo lứt từ từ để tránh đầy bụng, khó tiêu.
Cách ăn gạo lứt dễ tiêu hóa
Ăn từ từ, tăng dần lượng gạo lứt: Thay thế một phần gạo trắng bằng gạo lứt để cơ thể thích nghi dần.
Ngâm và nấu chín kỹ: Ngâm gạo 1-2 tiếng trước khi nấu và nấu chín mềm để dễ tiêu hóa.
Ăn chậm, nhai kỹ: Giảm gánh nặng cho tiêu hóa bằng cách nhai kỹ trước khi nuốt.
Uống đủ nước: Đảm bảo uống 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Với cách sử dụng đúng, gạo lứt không chỉ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà còn hạn chế được các vấn đề tiêu hóa.