Hotline: +84 0777. 943. 888

Tầm soát sớm đột quỵ – Giảm thiểu biến chứng, tăng cơ hội phục hồi

02/11/2024 16:09

Đột quỵ được xếp vào nhóm các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu sau ung thư và bệnh tim mạch. Đáng lo ngại hơn khi đột quỵ có thể xảy ra vào thời điểm bất kỳ và không phân biệt đối tượng nào. Do đó tầm soát đột quỵ là cách duy nhất giúp phòng ngừa tình trạng này, từ đó nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Đột quỵ được xếp vào nhóm các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu sau ung thư và bệnh tim mạch. Đáng lo ngại hơn khi đột quỵ có thể xảy ra vào thời điểm bất kỳ và không phân biệt đối tượng nào. Do đó tầm soát đột quỵ là cách duy nhất giúp phòng ngừa tình trạng này, từ đó nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Tầm soát đột quỵ là gì ?

Tầm soát đột quỵ là tìm kiếm, phát hiện và chẩn đoán các tổn thương, bệnh lý và các yếu tố nguy cơ có thể gây ra cơn đột quỵ trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng khi tầm soát nguy cơ đột quỵ.

Benh Dot Quy

Tại sao cần tầm soát đột quỵ ?

Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là một tình trạng cấp cứu khẩn cấp, xảy ra khi máu mang oxy không thể đến não do cục máu đông, mảng xơ vữa làm nghẽn mạch máu hoặc mạch máu bị vỡ. Tế bào não bị thiếu oxy và bắt đầu chết đi, có thể gây rối loạn chức năng thần kinh về kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức, vận động và giác quan.

Đột quỵ có hai loại chính là đột quỵ thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết. Đột quỵ thiếu máu cục bộ (hay còn gọi là đột quỵ nhồi máu não) chiếm đa số các trường hợp đột quỵ, xảy ra khi cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa cắt đứt dòng máu lên não. Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, máu tràn ra khu vực xung quanh gây tổn thương.

Ngoài ra, tình trạng TIA – cơn thiếu máu não thoáng qua, tương tự như đột quỵ nhồi máu não, nhưng nó chỉ là cơn tắc nghẽn tạm thời và hồi phục trong 24 giờ.

Đột quỵ đứng đầu về nguyên nhân gây tàn tật, đứng thứ ba về nguyên nhân tử vong sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Tỷ lệ mắc đột quỵ và tỷ lệ tử vong do đột quỵ ngày càng tăng cao và có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, nhờ nâng cao hiểu biết cho cộng đồng cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật trong y khoa, đột quỵ có thể dự phòng được. Để dự phòng đột quỵ, các chuyên gia khuyến khích mọi người, đặc biệt là người trên 45 tuổi, nên tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ.

Tầm soát yếu tố nguy cơ đột quỵ tập trung vào các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quy như: rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp; các bệnh lý tim mạch như bệnh van tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim; các bệnh lý mạch máu não như hẹp xơ vữa động mạch cung cấp máu cho não và các dị dạng mạch máu não.

Sau khi tầm soát, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra các lời khuyên, phương pháp điều trị để có thể thay đổi được các yếu tố nguy cơ này và lên kế hoạch theo dõi để có thể hạn chế tối đa những nguy cơ của bạn có thể dẫn đến đột quỵ.

Tầm soát đột quỵ khám những gì ?

Đầu tiên, bạn sẽ được đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI = kg/m2), đo huyết áp và lắng nghe nhịp tim bằng ống nghe để đánh giá sơ bộ xem bạn có bị thừa cân, bị tăng huyết áp hoặc nhịp tim bất thường hay không.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những yếu tố nguy cơ mà bạn đang có. Nếu bạn bị đột quỵ không lâu trước đó, bạn có thể cần kiểm tra khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp, yếu cơ, tê ở cánh tay, mặt hoặc chân và vấn đề tầm nhìn.

Tiếp theo, bạn sẽ được lấy máu để xét nghiệm công thức máu toàn phần và xét nghiệm sinh hóa máu để kiểm tra các tình trạng:

– Bất thường trong tế bào máu

– Tình trạng thiếu máu và nhiễm trùng

– Bất thường về hồng cầu

– Rối loạn đông máu

– Men gan cao và các tổn thương gan

– Độ lọc cầu thận và tình trạng suy thận

– Lượng đường trong máu

– Cholesterol toàn phần, chỉ số HDL và LDL

– Phát hiện rối loạn điện giải

Cuối cùng, các chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng cận lâm sàng sẽ giúp đánh giá chuyên sâu các vấn đề tim mạch, mạch não và các bệnh lý về não. Các kỹ thuật bao gồm:

+ Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ não và mạch máu não là phương pháp đặc biệt có giá trị trong tầm soát đột quỵ não. Với độ tương phản và phân giải cao, MRI cho ra hình ảnh chụp chi tiết não và mạch não một cách rõ nét, giúp phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau xương sọ mà các phương pháp khác khó có thể chụp được và ít ảnh hưởng đến sức khỏe.

+Soi đáy mắt trực tiếp: Giúp đánh giá tổn thương đáy mắt do bệnh lý mạch máu của tăng huyết áp và đái tháo đường, kiểm tra vấn đề về tầm nhìn.

+ Điện tim thường (ECG): ECG ghi lại hoạt động điện trong tim, đo số nhịp tim và ghi lại nhịp đập của tim. Nó có thể xác định xem bạn có bất kỳ bệnh tim nào có thể dẫn đến đột quỵ không, ví dụ như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, rung tâm nhĩ, rối loạn nhịp tim…

+ Chụp X-quang Ngực thẳng số hóa 1 phim: X-quang là kỹ thuật chụp lại hình ảnh của tim, phổi và đường thở bằng tia X để tìm kiếm các bất thường ở vùng lồng ngực và tim mạch.

+ Siêu âm bụng tổng quát (màu): Siêu âm phát hiện một số hình ảnh bất thường của các tạng trong ổ bụng như gan mật, tụy, lách, thận, tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến…

+ Siêu âm Doppler tim: Siêu âm doppler tim để phát hiện một số bất thường ở buồng tim, các bệnh lý van tim bẩm sinh và bệnh lý mạch vành. Nó cũng có thể tìm thấy cục máu đông trong tim trước khi chúng di chuyển đến não và gây ra đột quỵ.

+ Siêu âm Doppler động mạch cảnh: Siêu âm động mạch cảnh là phương pháp đánh giá không xâm lấn đoạn ngoài sọ của động mạch cảnh và động mạch đốt sống cung cấp máu lên mặt, cổ và não. Nó cho thấy các mảng xơ vữa bám trên thành mạch máu và mức độ hẹp của động mạch.

Qua đó, bạn sẽ được xác định các cơn đột quỵ thầm lặng mà không có biểu hiện triệu chứng trước đây, các tổn thương não khác như u não, áp xe não, bất thường bẩm sinh của nhu mô não và các bệnh lý về mạch máu não bao gồm: dị dạng mạch máu não, túi phình mạch máu não và các đoạn tắc nghẽn của mạch máu não.

Tam Soat Dot Quy

Ai nên tầm soát nguy cơ đột quỵ ?

Tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ là cần thiết nếu đang gặp phải những vấn đề dưới đây:

Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ

Nếu gia đình có người thân từng bị đột quỵ, người bệnh có thể tăng nguy cơ do nếp sống, thói quen, yếu tố di truyền. Bạn hãy chia sẻ với bác sĩ thông tin tiền sử của gia đình để có lời khuyên tốt nhất.

Người bị đái tháo đường

Tiểu đường là bệnh mạn tính, không lây, thường diễn tiến âm thầm, dễ dẫn đến biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận… Người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.

Người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường

Người bị cao huyết áp

Cao huyết áp, nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ, làm tổn thương thành động mạch và có thể làm tăng hoạt động đông máu, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông gây đột quỵ.

Cholesterol cao

Cholesterol cao có thể hủy hoại các lớp áo trong của mạch máu khắp cơ thể, bao gồm tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây xơ cứng mạch máu, làm tăng nguy cơ máu bị vón cục trong mạch máu, cản trở việc cung cấp máu lên não.

Người có bệnh lý về tim mạch

Người mắc bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim… thường có nguy cơ cao bị đột quỵ.

Hút thuốc lá

Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh việc gây hại cho phổi, hút thuốc cũng làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim làm việc nhiều hơn và làm tăng huyết áp. Phơi nhiễm với hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tin tốt là, nếu bạn ngừng hút thuốc hôm nay, trong vòng hai đến năm năm, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ ngang với người chưa bao giờ hút thuốc.

Tầm soát đột quỵ bằng những biện pháp phòng ngừa

Bởi vì đột quỵ không loại trừ một ai nên để hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra đột quỵ, mỗi người nên áp dụng những phương pháp sau:

  • Kiểm soát tốt và tích cực điều trị các bệnh mạn tính thuộc nhóm nguyên nhân dẫn tới đột quỵ như bệnh huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ,…;
  • Thay đổi lối sống tích cực hơn: hạn chế stress, cai rượu bia, bỏ thuốc lá, duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lý, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, chế độ ăn uống khoa học (giảm mặn, giảm chất béo và đường, uống nhiều nước, tăng cường rau xanh và trái cây,…);
  • Khám sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần: điều này có tác dụng tầm soát tốt các bệnh lý, nhất là nguy cơ đột quỵ. Nếu đang được chỉ định điều trị bằng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những phương pháp giúp tầm soát đột quỵ hiệu quả người bệnh nên cân nhắc áp dụng. Ngoài ra bệnh nhân cũng nên lựa chọn địa chỉ thăm khám, tầm soát đột quỵ uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi và được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến, hiện đại để đảm bảo kết quả thăm khám luôn chính xác.