Uống nước ngọt ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, Không chỉ gây sâu răng, béo phì, đau tim, đột quỵ và tiểu đường, nước ngọt còn được phát hiện làm giảm khả năng sinh sản cả nam lẫn nữ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, Không chỉ gây sâu răng, béo phì, đau tim, đột quỵ và tiểu đường, nước ngọt còn được phát hiện làm giảm khả năng sinh sản cả nam lẫn nữ.
Aivind Vaid chuyên gia về thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thuộc trung tâm hỗ trợ sinh sản Indira IVF ở New Delhi cho biết, hầu hết các loại nước ngọt đều chứa chất làm ngọt nhân tạo, đường fructose và caffein, có liên quan đến nhiều vấn đề về sức khỏe như hiếm muộn, dị tật và sẩy thai. “Tiêu thụ quá nhiều thức uống này gây mất cân bằng nội tiết, dẫn đến rối loạn chu kỳ rụng trứng và thậm chí làm trầm trọng thêm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)”, ông nói thêm.
Các chuyên gia còn cho biết phenylalanine và aspartic, hai axít amin có trong chất tạo ngọt nhân tạo, sẽ vô hại khi được hấp thu cùng các axít amin khác nhưng nếu được dùng riêng, chúng sẽ kích thích sự hình thành các gốc tự do làm chết tế bào. Do đó, tinh trùng và trứng (vốn là những tế bào) có tới 90% nguy cơ bị chết khi tiêu thụ phenylalanine và aspartic quá nhiều.
Mặt khác, nước ngọt có tính axít cao, làm thay đổi nồng độ pH của cơ thể nếu uống nhiều. Môi trường có độ pH cao khiến tinh trùng dễ bị tổn thương dẫn đến dị dạng và kém chất lượng, thậm chí chết đi. Do đó, nam giới thường xuyên uống nước ngọt cũng tăng gấp 4 lần nguy cơ bị giảm số lượng, mật độ và khả năng di chuyển của tinh trùng.
Theo Zeenews