Vì sao cần tiêm vắc-xin sởi?
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi- rút sởi gây ra. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh nguy hiểm vì khả năng lây nhiễm cao, có thể gây dịch. Nếu không được chăm sóc đúng cách dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Tiêm vắc-xin sởi là biện pháp chủ động phòng bệnh sởi tốt nhất. Sau khi tiêm, vắc-xin sẽ giúp cơ thể trẻ tạo miễn dịch giúp trẻ phòng ngừa bệnh. Hơn nữa, tiêm vắc-xin sởi còn giúp tạo ra miễ
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi- rút sởi gây ra. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh nguy hiểm vì khả năng lây nhiễm cao, có thể gây dịch. Nếu không được chăm sóc đúng cách dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Tiêm vắc-xin sởi là biện pháp chủ động phòng bệnh sởi tốt nhất. Sau khi tiêm, vắc-xin sẽ giúp cơ thể trẻ tạo miễn dịch giúp trẻ phòng ngừa bệnh. Hơn nữa, tiêm vắc-xin sởi còn giúp tạo ra miễn dịch cộng đồng, giúp cộng đồng phòng bệnh.
Tiêm phòng sởi đúng lịch là như thế nào?
Bạn cần cho trẻ tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi theo lịch khuyến cáo trong chương trình tiêm chủng mở rộng:
– Mũi 1: 9 tháng tuổi (vắc-xin sởi)
– Mũi 2: 18 tháng tuổi (vắc-xin sởi – rubella)
Nếu trẻ chưa được tiêm phòng hoặc trễ lịch tiêm theo hẹn, cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
Vì sao trẻ 18 tháng tuổi phải tiêm mũi sởi thứ hai?
Việc tiêm mũi vắc-xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi là cơ hội để tạo miễn dịch cho những trường hợp trẻ chưa có đáp ứng miễn dich sau mũi tiêm thứ nhất hoặc chưa được tiêm vắc-xin sởi.
Vắc-xin sởi có an toàn không?
– Vắc-xin sởi được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể gặp một số phản ứng thông thường như sốt nhẹ, phát ban, sưng và đau chỗ tiêm.
– Cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường như sốt cao (> 39 ° C), co giật, khó thở, tím tái.
Theo Bệnh viện nhi đồng 1