Hotline: +84 0777. 943. 888

Không nên chủ quan khi mắc bệnh sởi

29/11/2024 09:41

Vào mỗi dịp chuyển mùa các bệnh truyền nhiễm lại thi nhau hoành hành và có thể bùng phát thành đại dịch lớn. Trong đó sởi là một bệnh truyền nhiễm với tỉ lệ mắc mỗi năm khá cao. Căn bệnh này do virus gây ra nhưng cũng có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm chứ không hoàn toàn lành tính như nhiều người vẫn lầm tưởng. Cùng tìm hiểu về những biến chứng mà bệnh sởi có thể gây ra.

Vào mỗi dịp chuyển mùa các bệnh truyền nhiễm lại thi nhau hoành hành và có thể bùng phát thành đại dịch lớn. Trong đó sởi là một bệnh truyền nhiễm với tỉ lệ mắc mỗi năm khá cao. Căn bệnh này do virus gây ra nhưng cũng có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm chứ không hoàn toàn lành tính như nhiều người vẫn lầm tưởng. Cùng tìm hiểu về những biến chứng mà bệnh sởi có thể gây ra.

benh-soi.jpg

Tổng quan về bệnh sởi

- Tác nhân gây bệnh: Do virus thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virút cấp tính.

- Đường lây lan: Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có virút sởi sau khi người bệnh xả ra 2 tiếng đồng hồ. Người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.

- Đối tượng mắc bệnh: Bất cứ ai, hay gặp nhất là trẻ em, nhất là những trẻ chưa được tiêm phòng sởi.

- Các giai đoạn bệnh sởi:

Giai đoạn ủ bệnh: 7-14 ngày

Giai đoạn này thường không có triệu chứng

Giai đoạn khởi phát

Thường xuất hiện các dấu hiệu viêm long đường hô hấp như sốt nhẹ, ho, sổ mũi, mệt mỏi. Rất dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh đường hô hấp khác.

Giai đoạn toàn phát

Ban sởi rất đặc trưng: lúc đầu ban nổi ở sau tai, sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.

Giai đoạn hồi phục

Các vết ban trên da mất hết, trẻ hết sốt, hồi phục sức khỏe

Các biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh sởi

Sởi do virus gây ra, nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời thường hồi phục rất nhanh chóng. Tuy nhiên, tùy theo sức đề kháng của trẻ và nhiều yếu tố khác, trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

- Bội nhiễm vi khuẩn

Đây chính là biến chứng thường gặp, khi sức đề kháng của bé giảm, vệ sinh không tốt khiến bé dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn từ bên ngoài vào gây ra viêm tai giữa cấp, viêm phổi, viêm phế quản. Thậm chí có 1 số trẻ có thể bị viêm não để lại nhiều di chứng nặng nề

- Rối loạn tiêu hóa

Khi mắc sởi trẻ mệt mỏi, chán ăn và thường kèm theo các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khó chịu. Chưa kể một số trẻ có thể bị tiêu chảy gây mất nước, mất điện giải.

- Tổn thương mắt

Một số trẻ có thể gặp biến chứng mờ hoặc loét giác mạc gây mù lòa

- Suy dinh dưỡng

Trẻ em mắc sởi thường mệt mỏi, kém ăn lại thêm tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến trẻ trở nên còi cọc, thiếu dinh dưỡng. Tình trạng này nếu không được cải thiện sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của bé sau này

Nói chung bệnh sởi có thể trở nên nguy hiểm nếu bùng phát thành dịch và gây các biến chứng. Chính vì vậy việc phát hiện sớm, cách ly và điều trị kịp thời rất quan trọng.

Hiền Thảo