Hotline: +84 0777. 943. 888

Phụ nữ trên 30 tuổi nên chủ động tự khám tuyến vú

02/11/2024 15:38

Theo TS. BS. Nguyễn Đức Phúc – Trưởng khoa Ung bướu phụ khoa, bệnh viện phụ sản Hà Nội thì phụ nữ trên 30 tuổi nên thường xuyên tự khám để kiểm tra vú: Tay phải kiểm tra vú trái, tay trái kiểm tra vú phải. Thời gian thích hợp để tự kiểm tra là ngay sau kỳ kinh, vú đã mềm. Sờ nắn xem có khối u, cục như hạt lạc hạt ngô không? Hốc nách có nổi cục? và nặn đầu nhũ hoa xem có ra dịch, ra máu…

Theo TS. BS. Nguyễn Đức Phúc – Trưởng khoa Ung bướu phụ khoa, bệnh viện phụ sản Hà Nội thì phụ nữ trên 30 tuổi nên thường xuyên tự khám để kiểm tra vú: Tay phải kiểm tra vú trái, tay trái kiểm tra vú phải. Thời gian thích hợp để tự kiểm tra là ngay sau kỳ kinh, vú đã mềm. Sờ nắn xem có khối u, cục như hạt lạc hạt ngô không? Hốc nách có nổi cục? và nặn đầu nhũ hoa xem có ra dịch, ra máu…

Hãy đi khám nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi khác thường nào ở vú. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số biện pháp xét nghiệm và kiểm tra sau để chẩn đoán ung thư vú, bao gồm:

Kiểm tra tổng quát và tìm hiểu tiền sử gia đình: bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát cơ thể bạn, bao gồm xác định khối u hoặc các dấu hiệu bất thường khác. Bác sĩ cũng sẽ hỏi và điều tra về thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh lý của gia đình bạn.

Kiểm tra vú: bác sĩ sẽ kiểm tra và tìm kiếm khối u hay các dấu hiệu bất thường ở vú và vùng dưới cánh tay.

Siêu âm vú: siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm năng lượng cao giúp các bác sĩ kiểm tra được các mô và cơ quan trong cơ thể. Siêu âm vú có thể giúp bác sĩ xác định các bất thường trong vú. Kết quả siêu âm có thể được in ra và lưu lại.

Tầm soát ung thư vú

Việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư có ý nghĩa rất lớn trong điều trị. Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bệnh. Hiện việc tầm soát ung thư vú đã được làm ở các nước phát triển và đang bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam. Các phương pháp được áp dụng trong chương trình tầm soát ung thư vú: Tự khám vú; Khám lâm sàng tuyến vú; Siêu âm tuyến vú; Nhũ ảnh; Xét nghiệm cận lâm sàng như chọc hút bằng kim nhỏ (FNA – Fine Needle Aspiration) và sinh thiết…

Theo TS.BS Nguyễn Đức Phúc – Trưởng khoa Ung bướu phụ khoa, hiện nguyên nhân gây ra ung thư vú vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết được rằng bệnh xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường và phân chia nhanh hơn so với các tế bào khỏe mạnh khác. Các tế bào trên tích tụ tạo thành một khối u có thể lây lan đến mô lân cận hoặc những bộ phận khác của cơ thể.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú trên thế giới ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam ung thư vú đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và hàng thứ 3 về tỷ lệ tử vong ở nữ giới.

Ước tính có khoảng 5 – 10% ca ung thư vú có liên quan đến đột biến gen và mang tính di truyền. Những yếu tố di truyền được xác định gồm gen 1 (BRCA1) và gen 2 (BRCA2) là tác nhân gây ung thư. Nếu trong gia đình mẹ bị ung thư vú, thì con gái và cháu gái thường có nguy cơ ung thư vú cao hơn.

Ung thư vú rất phổ biến ở nữ giới. Cứ 8 phụ nữ thì có 1 người có khả năng mắc bệnh. Phụ nữ ở tất cả các độ tuổi, sắc tộc đều có thể mắc phải ung thư vú. Ngoài ra, những người bị đột biến ADN tế bào vú khiến cho các tế bào bị mất kiểm soát trong quá trình phát triển cũng rất dễ mắc phải bệnh này. Thống kê của tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (Globocan) năm 2018, mỗi năm nước ta có 164.671 ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.229 ca (chiếm tỷ lệ 9,2%).

Lan Hà