Suy giảm miễn dịch: Nguyên nhân và phòng ngừa hiệu quả
Hệ miễn dịch được ví như một tấm rào chắn ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Một khi bị suy giảm miễn dịch, cơ thể sẽ dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Vậy nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua thông tin chia sẻ dưới đây:
Hệ miễn dịch được ví như một tấm rào chắn ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Một khi bị suy giảm miễn dịch, cơ thể sẽ dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Vậy nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua thông tin chia sẻ dưới đây:
Suy giảm miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus bên ngoài bằng cách sinh ra kháng thể hay tự tiêu diệt bằng các men tiêu hủy, cơ chế thực bào. Bất cứ nguyên nhân nào làm hệ miễn dịch bị tổn thương, không còn đảm bảo được chức năng này sẽ gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch.
Làm sao để sống khỏe mạnh khi có hệ miễn dịch suy yếu?
Hội chứng suy giảm miễn dịch là gì ? Suy giảm miễn dịch có mấy loại?
Được hiểu như một hội chứng khá phổ biến, hội chứng suy giảm miễn dịch được chia làm 2 nhóm theo các nguyên nhân khác nhau, và cụ thể được phân thành 2 loại:
Suy giảm hệ miễn dịch nguyên phát
Suy giảm miễn dịch nguyên phát gây những đợt nhiễm trùng tái phát thường xuyên hoặc khó điều trị. Nguyên nhân là do những bất thường về gen được thừa hưởng từ cha mẹ, hoặc có rối loạn trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch từ lúc sinh ra. Thiếu một số chất miễn dịch bảo vệ cơ thể làm cơ thể dễ nhạy cảm với vi khuẩn, vi trùng và bị các bệnh nhiễm trùng. Điều này cũng dễ hiểu khi thấy một số trẻ em dễ bị ốm và kéo dài hơn so với những trẻ khác.
Suy giảm hệ miễn dịch thứ phát
Suy giảm hệ miễn dịch thứ phát xảy ra do các tác nhân bên ngoài như: Các chất hóa học, nguồn bệnh tấn công cơ thể. Suy giảm miễn dịch có thể bị nặng hơn bằng nhiều tác nhân: tuổi tác, bệnh lý, béo phì, hóa trị – xạ trị, thuốc và suy dinh dưỡng.
Những ai có hệ miễn dịch suy yếu ?
Người dùng thuốc lâu ngày: các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch, hoặc thuốc hóa trị ung thư. Các loại thuốc này làm suy yếu hệ miễn dịch tự nhiên cũng như ức chế khả năng kích hoạt xảy ra phản ứng chống lại quá trình viêm nhiễm.
Người mắc các bệnh mãn tính: như suy thận, tiểu đường, xơ gan do rượu,.. khiến cơ thể không tổng hợp hiệu quả các chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình trao đổi chất để tạo ra kháng thể chống lại các vi khuẩn ngoại lai.
Mắc bệnh ung thư: làm suy giảm miễn dịch: việc hóa trị, xạ trị bệnh ung thư có sử dụng thuốc corticosteroid gây ra tác dụng phụ làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Người đã nhiễm HIV/AIDS: HIV gây tổn thương trực tiếp lên hệ miễn dịch của con người, làm số lượng tế bào miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng, cơ thể không thể chống đỡ được các bệnh nhiễm trùng và nhiễm virus, dù tưởng chừng rất nhẹ cũng có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân suy giảm miễn dịch là gì ?
Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan, tập hợp của các các tế bào bạch cầu, hạch, lympho trong máu, tủy xương, lá lách
Khi phát hiện các yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus tấn công, cơ thể sẽ sản xuất kháng thể tiêu diệt các mầm bệnh. Trong quá trình này, một số tế bào bạch cầu sẽ nuốt và tiêu diệt vi khuẩn và các vật chất ngoại lai khác. Các protein bổ sung cũng hỗ trợ quá trình này.
Khi hệ miễn dịch suy yếu, tế bào miễn dịch hoạt động bất thường, cơ thể không sản xuất đủ kháng thể khiến các tác nhân gây hại như: tế bào ung thư, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, tấn công mạnh mẽ khiến cơ thể suy yếu dần.
Giải pháp vàng cho người có hệ miễn dịch suy yếu
Suy giảm miễn dịch có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt bệnh suy giảm miễn dịch ở người lớn thường thấy ở các đối tượng nguy cơ cao như mắc bệnh mãn tính, người nằm viện lâu ngày ít vận động, nhiễm HIV/AIDS.
Những người có hệ miễn dịch suy yếu làm gì cũng thiếu linh động. Họ không chỉ đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, bị tổn thương bởi các bệnh lây nhiễm, khả năng tái nhiễm bệnh cao mà còn có sự đáp ứng với vắc xin thấp, khả năng gây tử vong sớm. Vì thế chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và tiêm vắc xin thôi là không đủ. Họ cần tới liệu pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch sung sức và linh hoạt hơn.
Nổi bật trong ngành Y học tái tạo, có một liệu pháp có khả năng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên lên gấp nhiều lần đó chính là liệu pháp miễn dịch tế bào. Liệu pháp này sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn tế bào đặc biệt (tế bào tiêu diệt tự nhiên NK, có năng lực “bẩm sinh” giúp nhận ra và tiêu diệt mầm bệnh ngay từ lần chạm trán ), tăng khả năng miễn nhiễm khỏi các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, loại tế bào này có thể tăng sinh mạnh mẽ hơn sau khi tách chiết và nuôi cấy trong môi trường phòng LAB.
Luôn đồng hành cùng khách hàng trên từng nhu cầu sức khỏe, DNA xây dựng một chu trình y tế toàn diện từ tầm soát đến tư vấn phác đồ điều trị chuyên biệt phù hợp thể trạng từng người. Thế mạnh về hệ thống phòng LAB chuẩn GMP WHO giúp DNA trở thành lựa chọn hàng đầu khi khách hàng có nhu cầu chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư,…
Bệnh Viện Quốc Tế DNA chủ động hợp tác cùng với các bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm để cố vấn về chuyên môn. Sự kết hợp kinh nghiệm y khoa của các chuyên gia và đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế DNA giúp chẩn đoán kết quả điều trị chính xác, hiệu quả, chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam.
Đội ngũ bác sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm tại DNA
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bệnh viện Quốc tế DNA
Địa chỉ: Số 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TPHCM
Hotline: 1900 2840
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna.vn