Hotline: +84 0777. 943. 888

Tìm hiểu tế bào gốc là gì và những ứng dụng trong y học

02/11/2024 15:47

Với khả năng vô cùng đặc biệt của mình, tế bào gốc đã và đang cho thấy tầm quan trọng trong điều trị rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh Alzheimer, tim mạch, xương khớp hay thậm chí là bệnh ung thư. Vậy thì tế bào gốc là gì? tế bào gốc được lấy từ đâu? tế bào gốc có những tác dụng gì cho nền y học? Bài viết sau đây dưới góc nhìn chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này.

Với khả năng vô cùng đặc biệt của mình, tế bào gốc đã và đang cho thấy tầm quan trọng trong điều trị rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh Alzheimer, tim mạch, xương khớp hay thậm chí là bệnh ung thư. Vậy thì tế bào gốc là gì? tế bào gốc được lấy từ đâu? tế bào gốc có những tác dụng gì cho nền y học? Bài viết sau đây dưới góc nhìn chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này.

Khái niệm tế bào gốc là gì?

Tất cả động vật có vú được sinh ra đều nhờ có sự kết hợp của hai tế bào là trứng và tinh trùng để tạo thành dạng tế bào đơn nhất mang tên là hợp tử. Theo thời gian, hợp tử phân chia theo cấp số nhân để tạo thành những tế bào chuyên biệt đồng thời hình thành các hệ thống và cơ quan, cấu thành mô của sinh vật mới.

Tbg
Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc có khả năng biến đổi thành một tế bào gốc mới hoặc các loại tế bào khác khi cơ thể cần. Thông qua quá trình phân chia không giới hạn, đa số các tế bào gốc sẽ tự làm mới bản thân. Đây chính là lý do khiến cho tế bào gốc trở thành một phương thức chữa trị mới đối với những tổn thương của cơ thể người.

Từ những năm 1945 thì việc nghiên cứu và phát triển tế bào gốc đã được thực hiện khá phổ biến ở các nước phát triển. Tế bào gốc có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý nguy hiểm cũng như việc thẩm mỹ cho các chị em phụ nữ, đặc biệt xuất hiện và phát triển sớm ở Nhật Bản và đến nay thì liệu pháp này đã rất phổ biến trên toàn thế giới.

2. Nguồn gốc của tế bào gốc?

Tế bào gốc được xem là một loại nguyên liệu “thô” được lấy từ cơ thể người, sau đó sẽ được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để có thể sản sinh ra nhiều tế bào khác nữa (các tế bào đời con cháu). Từ tế bào gốc nguyên sinh sẽ được các chuyên gia y tế nghiên cứu để phát triển thành các tế bào cho các vùng cơ quan khác nhau như tế bào não, tế bào máu, tế bào cơ tim,…

Tế bào gốc gồm các loại sau:

Z4590452666986 653f29f78b7cb876de6cd24bce0dd5c7
Các loại tế bào gốc

– Tế bào gốc phôi

Đây là những tế bào xuất phát từ phôi đã phát triển thành trứng được thụ tinh trong ống nghiệm. Nó được thu hoạch trong 4 – 5 ngày tính từ ngày thụ tinh. Tế bào gốc phôi có khả năng sinh sản vô hạn và tính toàn năng. Điều này có nghĩa là nó có thể trở thành mọi tế bào ở bên trong cơ thể.

– Tế bào gốc máu cuống rốn

Loại tế bào gốc này được thu thập ở dây rốn trẻ sơ sinh sau khi trẻ chào đời. Nguồn máu cuống rốn của trẻ sơ sinh có chất lượng đặc biệt, khá hoàn hảo và không hề bị nhiễm trùng. Điều đáng nói hơn nữa là nó có khả năng biến đổi thành nhiều loại tế bào khác nhau ở trong cơ thể, thường xuyên tự phân chia và đổi mới.

Quá trình thu thập tế bào gốc máu cuống rốn vô cùng đơn giản và nhanh chóng, không cần phải tiếp xúc với trẻ và cũng không gây ra bất kỳ sự nguy hiểm hay đau đớn nào cho cả mẹ và bé. Máu cuống rốn là loại máu còn tồn dư ở trong cuống rốn và nhau thai, thường bị bỏ đi cùng dây rốn và nhau thai nhưng chỉ cần lấy khoảng 100ml máu để lưu trữ thì khi cần có thể dùng để cấy ghép điều trị các bệnh nặng.

– Tế bào gốc trưởng thành

Dạng tế bào gốc này thường tìm thấy ở máu ngoại vi và tủy xương, là tế bào chưa biệt hóa, có khả năng tự đổi mới vô thời hạn và tự biệt hóa để tạo ra những tế bào chuyên biệt của cơ quan hoặc mô. Tế bào gốc trưởng thành đóng vai trò duy trì và sửa chữa mô mà chúng tìm thấy. Chính vì thế mà nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với điều trị bệnh lý hệ miễn dịch, cơ quan, mô và máu.

– Tế bào gốc tủy xương

Đây là những tế bào gốc nằm trong tủy xương, thường xuyên tạo ra tế bào máu cho cơ thể, là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch. Tủy xương gồm:

+ Tủy đỏ: giàu tế bào gốc tạo máu có khả năng biệt hóa, tự phân chia và tạo ra các tế bào máu mới. Các tế bào máu mới ấy lại di chuyển qua thành nội mạch để đi ra bên ngoài tủy xương rồi nhập chung vào hệ thống tuần hoàn. Vì thế mà tủy đỏ giúp tạo ra tế bào máu cho cơ thể. Theo thời gian, tủy đỏ sẽ dần bị thay thế bởi tủy vàng nên tỷ lệ của nó sẽ giảm đi theo độ tuổi.

+ Tủy vàng: chứa nhiều mô liên kết và tế bào mỡ, là nguồn dự trữ chất béo, giúp duy trì và nuôi dưỡng hoạt động của xương. Nó chính là tế bào gốc trung mô có khả năng biệt hóa thành những tế bào khác nhau như cơ, xương, mỡ, sụn, thần kinh,… Ở một số tình huống đặc biệt, nó có thể chuyển thành tủy đỏ.

Tế bào gốc và các vấn đề về đạo đức

Trong thời kỳ đầu của việc nghiên cứu và phát triển các tế bào gốc, một số người bày tỏ sự phản đối gay gắt. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của nền y học và tâm lý cởi mở hơn của những người hiện đại, cũng như việc quan tâm sâu sắc hơn về các vấn đề đạo đức thì việc lấy tế bào gốc từ phôi thai đã được đồng thuận dựa trên các nguyên tắc như:

  • Chỉ được lấy tế bào gốc khi được sự đồng thuận hợp pháp từ những người hiến tặng.
  • Lấy các tế bào phôi thai nhằm mục đích nghiên cứu giúp ích cho xã hội.
  • Chỉ được lấy tế bào gốc từ phôi thai dư thừa trong sinh sản.
  • Không trao đổi mua bán tế bào gốc với người hiến tặng.

Tbg 2

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của nền y học thì việc tự tạo nên các tế bào gốc phôi thai cũng sẽ dễ dàng hơn. Các tế bào gốc không chỉ được lấy từ các phôi thai trong bụng người mẹ nữa mà chúng có thể được lấy từ:

  • Các phôi thai dư thừa do quá trình thụ tinh nhân tạo (được sự đồng ý của những người cho tinh trùng và trứng).
  • Lấy tế bào gốc bằng việc tạo ra các phôi thai trong phòng thí nghiệm.
  • Tế bào gốc được lấy từ các phôi thai do nhân bản vô tính (SCNT).
Tbg 3
Năng lực điều trị của tế bào gốc

Ứng dụng tế bào gốc

Ngày nay, phương pháp cấy ghép tế bào gốc đã được các bác sĩ thực hiện tương đối thành công. Theo đó, các tế bào gốc sẽ thay thế cho tế bào bị tổn thương do bệnh, hóa trị hoặc giúp chống lại một số bệnh về máu, bệnh thoái hóa sớm, bệnh ung thư. Những ca cấy ghép này thường dùng tế bào gốc máu cuống rốn hoặc tế bào gốc trưởng thành.

Bên cạnh việc điều trị bệnh thì tế bào gốc cũng sẽ có tác dụng cao trong việc cải tạo lại sắc đẹp cũng như gìn giữ sắc đẹp. Các nghiên cứu về thẩm mỹ từ tế bào gốc được rất nhiều quốc gia tin dùng bởi tính năng của chúng mang lại, đặc biệt an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Mong rằng những chia sẻ từ chuyên gia trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tế bào gốc và vai trò của nó đối với sự phát triển của y học nói chung và quá trình điều trị bệnh lý nói riêng.

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DNA
 Email : info@benhvienquoctedna.vn

Website : http://benhvienquoctedna.vn

Hotline : 1900 2840

 Địa chỉ : 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh